Page 36 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 36

- Ruột trong ổ bụng có thể thay đổi vị trí. Ví dụ ruột thừa có thể bị tử cung đẩy

                  lên cao đến dưới gan. Ruột non và ruột già đều giảm nhu động nên dễ bị táo bón. Dễ bị

                  trĩ do dãn các búi tĩnh mạch hậu môn và tăng áp lực tĩnh mạch.

                         - Răng dễ bị sâu do tình trạng thiếu canxi và từ đó dễ viêm lợi, viêm miệng.
                         - Chức năng gan, mật ít biến đổi trong lúc có thai.

                  2.2.4. Tiết niệu

                         - Thận hơi to ra. Tốc độ lọc máu qua thận tăng 50%. Lưu lượng máu qua thận

                  cũng tăng từ 200 ml/phút lên 250 ml/phút. Nước tiểu thai phụ có thể có chút đường do

                  độ lọc máu qua cầu thận tăng nhưng độ tái hấp thu ở ống thận không tốt. Hồng cầu và
                  protein bình thường không có trong nước tiểu. Khi có những thành phần này cần xem

                  xét cách lấy bệnh phẩm lẫn với dịch âm đạo hoặc có vấn đề tại đường tiết niệu.

                         -  Niệu  quản  người  có  thai  dài  ra,  giảm  trương  lực  nên  mềm  hơn  và  ngoằn

                  nghèo, lại bị tử cung to, nặng đè vào nên bị ứ đọng nước tiểu, dễ gây nhiễm khuẩn

                  đường tiết niệu (viêm thận-bể thận).
                         -  Tại  bàng  quang,  khi  mới  bắt  đầu  thai  nghén,  tử  cung  còn  nằm  trong  tiểu

                  khung, to lên, đè vào nên dễ gây đái rắt. Đến gần tháng đẻ, ngôi thai xuống thấp lại đè

                  vào bàng quang cũng gây đái rắt. Cả bàng quang và niệu quản mềm ra, giảm co bóp

                  nên dễ ứ đọng nước tiểu gây hiện tượng trào ngược từ bàng quang lên niệu quản dễ

                  dẫn đến nhiễm khuẩn niệu ngược dòng
                  2.2.5. Thay đổi ở da, cơ, xương

                         Khi có thai thường thấy xuất hiện các vết rám trên mặt ở vùng trán, gò má, cổ.

                  Trên bụng từ nửa sau của thai kỳ xuất hiện các vết rạn mầu tím đen, hình vòng cung

                  chung quanh rốn, có khi lan xuống đến đùi. Đặc điểm này nhiều và rõ ở người con so.

                  Sau khi đẻ các vết rám và rạn da mất mầu đi nhưng di tích của vết rạn trên thành bụng
                  có màu trắng như xà cừ thì tồn tại cả đời. Cùng với vết rạn trên bụng, đường nối giữa

                  rốn với mu cũng biến màu, trở nên nâu đen.

                         - Các cơ nhất là cơ thành bụng cũng mềm và dãn ra. Cân giữa hai cơ thẳng to

                  của thành bụng cũng dãn rộng, có khi gây nên thoát vị thành bụng. Hệ thống cân và

                  các giây chằng giữa các khớp xương cũng ngấm nước, mềm và có khả năng dãn ra tốt
                  hơn làm cho các khớp bất động và bán động của khung xương chậu có khả năng hoạt

                  động hơn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sinh nở sau này.





                                                              35
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41