Page 35 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 35
hơn (12g%) nhưng ở người có thai lượng huyết sắc tố trung bình chỉ là 11g% Dưới
mức này thai phụ bị coi là thiếu máu.
- Các thành phần khác trong máu có thứ tăng như bạch cầu (9000 đến 10.000,
thậm chí 12.000) nhưng công thức bạch cầu thì như cũ, tiểu cầu (300.000 đến
400.000), các yếu tố đông máu nói chung cũng tăng.
- Thành phần trong máu giảm hơn lúc chưa có thai như lượng protid huyết
thanh, canxi và sắt huyết thanh, dự trữ kiềm.
* Tim mạch:
- Tim người có thai phải làm việc nhiều hơn: Cung lượng tim tăng 50%. Nhịp
tim tăng thêm 10-15 nhịp/phút. Nếu chửa nhiều thai hoặc đa ối nhịp tim có thể tăng
thêm 25-30 nhịp/phút.
- Các mạch máu tăng sinh, mềm, dài ra và dãn to, vì thế tuy cung lượng tim
tăng, nhịp tim tăng nhưng huyết áp động mạch khi có thai vẫn giữ mức bình thường.
2.2.2. Hô hấp
- Người mẹ mang thai có nhu cầu oxy tăng để cung cấp cho cả mẹ và con. Đôi
khi các bà mẹ có cảm giác khó thở, thở nhanh hơn bình thường, nhất là những tháng
cuối của thai kì. Khi khám hô hấp thấy:
+ Thể tích không khí lưu thông qua phổi tăng.
+ Nhịp thở của thai phụ tăng hơn. Khi hô hấp, mức di động của cơ hoành tăng
lên và rộng hơn. Các khoảng gian sườn dãn rộng hơn để cung cấp đủ ôxy và thải trừ
cacbônic cho cả mẹ và thai.
+ Do cơ hoành bị tử cung chèn ép, dung tích cặn của phổi giảm nhưng được bù
trừ lại bằng việc tăng dung tích mỗi lần thở.
2.2.3. Tiêu hóa
- Khi mới có thai, do ảnh hưởng của nội tiết thai nghén, thai phụ thường có tình
trạng tiết nước bọt, lợm giọng buồn nôn hoặc nôn gọi là “tình trạng nghén”. Giai đoạn
này thường ăn uống kém nhưng lại hay ăn vặt và “ăn dở” các thức ăn chua, chát hay
những thứ linh tinh khác.
- Khi thai đã lớn, tình trạng nghén hết thì thai phụ ăn trở lại bình thường. Lúc
này thai phụ thường ăn khoẻ hơn vì nhu cầu dinh dưỡng tăng lên cho cả mẹ và thai. Dạ
dày bị tử cung to đẩy lên, nằm ngang ra nên hay ợ hơi hoặc ợ chua do hiện tượng trào
ngược dịch vị lên thực quản.
34