Page 33 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 33
tháng có thể lên tới 5000ml. Nếu đo bên ngoài thành bụng, Khi không có thai nắn
bụng không thấy đáy tử cung. Thai được 2 tháng chiều cao đo được trên xương mu là
4cm và mỗi tháng sau tử cung cũng to lên trung bình 4cm. Khi thai đủ tháng chiều cao
của tử cung từ bờ trên xương mu đến đáy tử cung trung bình 30-32cm. Trọng lượng tử
cung khi chưa có thai khoảng 50-60 gram, sau đẻ trọng lượng tử cung trên dưới 1000
gam (tăng hơn 20 lần). Các mạch máu nuôi dưỡng tử cung cũng tăng sinh kể cả động
mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Trong ba tháng đầu tiên, tử cung to nhanh về đường kính trước sau hơn là
đường kính ngang khiến nó có hình cầu, khi thăm âm đạo, ngón tay đặt ở túi cùng bên
sẽ dễ dàng chạm đến thân tử cung (dấu hiệu Noble). Ba tháng cuối hình dáng tử cung
phụ thuộc vào tư thế thai nhi nằm bên trong. Thường là ngôi chỏm, tử cung có hình
trứng, cực nhỏ ở dưới.
2.1.1.2. Thay đổi về cấu tạo tử cung
- Phúc mạc bao phủ thân tử cung dính chặt vào lớp cơ, không thể bóc được và
cũng lớn lên, rộng ra bao bọc tử cung khi nó tăng thể tích. Phúc mạc phủ từ eo trở
xuống là loại bóc được. Khi tử cung lớn lên đoạn eo cũng dài ra và đến khi gần đẻ thì
trở thành đoạn dưới tử cung (mặt trước đoạn dưới có thể dài tới 10cm so với eo tử
cung trước đây chỉ 0,5cm). Phúc mạc đoạn dưới cũng bóc được. Đoạn dưới chỉ có hai
lớp cơ dọc và cơ vòng, không có lớp cơ đan ở giữa nên mỏng hơn ở thân tử cung.
- Cơ ở thân tử cung đặc biệt phát triển mạnh ở lớp giữa là lớp cơ có các sợi đan
chéo nhau. Nhờ có lớp cơ này sau khi đẻ, cơ tử cung co lại, các mạch máu bị các sợi
cơ đan chéo như các gọng kìm bóp nghẹt lại, tránh được băng huyết cho sản phụ.
2.1.1.3. Tại cổ tử cung
Cổ tử cung khi không có thai là một khối hình trụ có ống cổ tử cung, thông với
buồng tử cung qua lỗ trong và thông với âm đạo qua lỗ ngoài. Do các mạch máu tăng
sinh nên cổ tử cung thường có mầu tím. Về hướng, cổ tử cung thường quay ra sau
trong những tháng cuối do mặt trước đoạn dưới tử cung phát triển nhiều hơn mặt sau.
Các tuyến trong ống cổ tử cung khi có thai thường chế tiết rất ít hoặc ngừng chế tiết.
Chất nhày ở ống cổ tử cung đặc lại, bịt kín ống này giống như một cái nút chai gọi là
nút nhầy cổ tử cung. Nhờ nút này buồng ối có thai nhi trong tử cung được cách ly với
âm đạo người mẹ, hạn chế nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo lên.
2.1.2. Thay đổi tại âm hộ, âm đạo
32