Page 32 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 32
Ngày sinh dự kiến là sau 40 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. 40
tuần là 9 tháng và 6 ngày, và đây là cơ sở cho quy tắc Naegele’s để ước tính ngày sinh
con.
Theo dương lịch, lấy ngày đầu của kỳ kinh cuối cộng 6, tháng trừ 3 (hoặc cộng
9 nếu số tháng ≤ 3).
Ví dụ: Ngày đầu của kỳ kinh cuối 15/9/2016.
Ngày dự kiến đẻ 21/6/2017.
Hoặc: Ngày đầu của kỳ kinh cuối 15/2/2016.
Ngày dự kiến đẻ 21/11/2016.
- Nếu có bảng quay tính ngày dự kiến đẻ thì càng tiện.
- Nếu không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối thì có thể dựa trên kết quả siêu âm
(tốt nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ) để xác định tuổi thai.
- Nếu sản phụ không nhớ ngày dương lịch, chỉ nhớ ngày âm lịch thì cán bộ y tế
dựa vào lịch mà chuyển ngày âm sang ngày dương.
1.4. Ba giai đoạn của quá trình mang thai
Quá trình mang thai ở người được chia một cách linh hoạt thành 3 giai đoa ̣ n,
mỗi giai đoa ̣ n 3 tha ́ ng để có thể đơn giản hoá việc đối chiếu các giai đoạn phát triển
thai nhi khác nhau.
- Ba tha ́ ng thứ nhất: (1-13 tuần) có nguy cơ sẩy thai - tức là bào thai chết tự
nhiên cao nhất.
- Ba tha ́ ng thứ hai: (14-27 tuần) sự phát triển của thai nhi có thể được theo dõi
và chẩn đoán dễ dàng hơn. Đây là giai doạn cộng sinh tốt nhất giữa mẹ và thai.
- Ba tha ́ ng thứ ba: (28-41 tuần) thường tương đương với giai đoạn thai sống
được hoặc có khả năng sống được ngoài tử cung với sự trợ giúp y tế hoặc không cần
trợ giúp.
2. Sự thay đổi giải phẫu, sinh lý của phụ nữ khi mang thai
2.1. Sự thay đổi giải phẫu sinh lý các cơ quan sinh dục nữ
2.1.1. Thay đổi tại tử cung
2.1.1.1. Thay đổi về hình thể tử cung
- Khi có thai thân tử cung mỗi ngày một to ra. Niêm mạc tử cung biến thành
ngoại sản mạc. Cơ tử cung mềm ra, giảm trương lực, các tế bào cơ phát triển nhiều
hơn, lớn và dài thêm. Dung tích tử cung lúc bình thường chỉ từ 3-5ml, đến khi thai đủ
31