Page 31 - Giáo trình môn học chăm sóc sức phụ nữ, bà mẹ và gia đình
P. 31
được đào thành các hồ huyết có chứa máu của bà mẹ để các gai rau ngâm lơ lửng trong
đó thu nhận ôxy và chất bổ dưỡng từ máu mẹ đồng thời thải trừ cacbonic và các chất
cặn bã để máu mẹ vận chuyển đi. Ngoài các gai rau lơ lửng đó còn có các gai rau bám,
dính liền vào đáy hoặc vách của các hồ huyết, giữ cho bánh rau bám chặt vào niêm
mạc tử cung.
+ Ngoại sản mạc trong quá trình phát triển của thai, ngoại sản mạc trứng và
ngoại sản mạc tử cung teo mỏng dần, khi thai gần đủ tháng, hai màng này hợp lại với
nhau thành một, chỉ còn lơ thơ từng đám. Riêng ngoại sản mạc tử cung-rau phát triển.
Chính tại đây hình thành các hồ huyết và có bánh rau bám vào. Máu mẹ sẽ theo các
động mạch chảy vào hồ huyết và sau khi trao đổi chất với máu thai nhi qua các gai rau,
máu trong hồ huyết sẽ theo các tĩnh mạch trở về hệ thống tuần hoàn mẹ.
1.2. Dấu hiệu chẩn đoán thai nghén
1.2.1. Lâm sàng
- Mất kinh thường là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu có thể có thai.
- Ngực căng và đau.
- Thay đổi da.
- Buồn nôn, nôn.
- Hay đi tiểu hoặc buồn tiểu.
- Từ 12 đến 20 tuần thai, người phụ nữ sẽ nhận thấy bụng to ra và khoảng từ 16
đến 18 tuần sẽ cảm nhận được sự chuyển động của bào thai (“thai máy”)
1.2.2. Cận lâm sàng
- Test thử thai với nước tiểu có thể cho kết quả dương tính sớm, khoảng một
tuần sau khi làm tổ hoặc sau chậm kinh một đến hai tuần. Mẫu nước tiểu đầu tiên buổi
sáng sớm thường là bệnh phẩm cô đặc nhất để làm xét nghiệm.
- Xét nghiệm máu tìm Gonadotropin rau thai người (Beta hCG) có thể dương
tính sớm hơn thử nước tiểu.
- Siêu âm tìm hình ảnh túi thai và phôi thai trong buồng tử cung
1.3. Dự tính ngày sinh
30