Page 20 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 20
- Thực hiện y lệnh đặt sonde tiểu đúng quy trình, đảm bảo vô khuẩn (Người
bệnh đau tức hạ vị do bí tiểu, cầu bàng quang căng)
- Hướng dẫn người bệnh uống đủ nước hàng ngày
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau trong nhưng bệnh lý
nhiễm khuẩn
- Theo dõi diễn biến cơn đau của người bệnh
- Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu hàng ngày
- Theo dõi tình trạng tiểu tiện hàng ngày
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn hàng ngày
2. Rối loạn tiểu tiện
2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rối loạn tiểu tiện
2.1.1. Đái buốt
Đái buốt là cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu, biểu hiện lâm sàng theo
từng mức độ tăng dần từ cảm giác đau nóng rát đến cảm giác buốt như kim
châm trong bàng quang và lan ra theo niệu đạo khi đi tiểu, thậm chí có cảm giác
đái đau buốt như lưỡi dao xẻ dọc niệu đạo làm bệnh nhân sợ đi tiểu.
2.1.1.1. Nguyên nhân đái buốt
- Thường gặp trong viêm niệu đạo cấp, nhất là trong viêm niệu đạo cấp do
lậu.
- Gặp trong viêm bàng quang cấp, viêm bàng quang mãn tính, lao bàng
quang…
- Nguyên nhân do có trở ngại lưu thông mãn tính ở niệu đạo như sỏi niệu
đạo hay u niệu đạo.
2.1.1.2. Cơ chế bệnh sinh đái buốt
- Đái buốt là hiện tượng sảy ra do nước tiểu khi chảy ra kích thích thành
niệu đạo, cổ bàng quang bị viêm, tổn thương.
- Đái buốt do các tận cùng thần kinh ở niêm mạc bàng quang bị kích thích,
đè ép khi bang quang co bóp cao độ trong đoạn cuối của quá tình tiểu tiện.
2.1.2. Đái rắt
19