Page 22 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 22
2.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh đái khó
Cơ chế bệnh sinh của đái khó thường do cản trở cơ học ở vùng cổ bàng
quang, niệu đạo, do đó khi tiểu tiện bệnh nhân phải rặn, huy động thêm các cơ
thành bụng làm tăng áp lực ổ bụng hỗ trợ cho sức co bóp của bàng quang.
2.1.4. Bí đái
Bí đái là triệu chứng người bệnh không đái được, trong khi nước tiểu vẫn
được bài tiết từ thận xuống và bị ứ lại ở bàng quang.
Biểu hiện bàng quang người bệnh căng đầy nước tiểu (có cầu bàng quang),
người bệnh mót đi tiểu dữ dội liên tục ngày một tăng, nhưng không thể đái được
dù trong điều kiện xung quanh bình thường.
2.1.4.1. Nguyên nhân bí đái
Bí đái có 4 nhóm nguyên nhân chính:
- Bí đái do nguyên nhân cản trở cơ học từ cổ bàng quang ra tới miệng sáo:
sỏi niệu đạo, sỏi cổ bàng quang, chấn thương niệu đạo, u tuyến tiền liệt, cục máu
đông gây tắc niệu đạo..
- Bí đái cơ năng (phản xạ): gặp trong bí đái sau mổ, sốt cao.
- Bí đái do tổn thương thực thể ở hệ thần kinh chi phối: các bệnh lý của não
và tủy sống như viêm, u, chấn thương…
- Bí đái cơ quan do tổn thương giải phẫu thành bàng quang.
2.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh bí đái
Bí đái thường do cản trở cơ học ở cổ bàng quang, niệu đạo dẫn đến tình
trạng tắc hoàn toàn đường dẫn nước tiểu ra ngoài gây bí đái.
2.1.5. Đái són
Đái són là hiện tượng bệnh nhân buồn tiểu, không giữ được bắt buộc phải
đi ngay nhà vệ sinh.
2.1.5.1. Nguyên nhân đái són
Nguyên nhân thường do viêm bàng quang, u phì đại lành tính tuyến tiền
liệt, u bàng quang.
2.1.5.2. Cơ chế bệnh sinh đái són
21