Page 24 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 24

+ Bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt giai đoạn 3, bệnh bàng quang thần

                  kinh.

                        + Đái rỉ tạm thời (đái rỉ một thời gian rồi hết): có thể xảy ra sau rút thông

                  tiểu, sau mổ u tuyến tiền liệt, nguyên nhân thường do vùng cơ thắt phù nề hay

                  cơ thắt hoạt động chưa hiệu quả.

                        + Đái rỉ vĩnh viễn do tổn thương thực thể cơ thắt cổ bàng quang. Đái rỉ do

                  tổn thương cơ thắt thường là biến chứng của các phẫu thuật trên tuyến tiền liệt.

                  2.1.7.2. Cơ chế bệnh sinh đái không tự chủ

                        - Cơ chế đái không tự chủ có thể do

                        + Cơ chế thần kinh: tổn thương vỏ não, ở não và tủy sống

                        + Cơ thành bàng quang mất tính đàn hồi

                        + Cơ thành bàng quang và hệ thống cơ thắt bàng quang niệu đạo bị suy yếu

                        - Đái không tự chủ thực sự là do cơ thắt cổ bàng quang yếu, không giữ

                  được nước tiểu trong bàng quang nên nước tiểu thường xuyên rỉ ra

                        - Đái  không  tự  chủ  cách  quãng  là  do  liệt  bàng  quang  kiểu  trung  ương.

                  Trương lực cơ cổ bàng quang vẫn còn nên vẫn giữ được nước tiểu trong bàng


                  quang. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang tăng, làm áp lực trong bàng quang
                  tăng lên đủ thắng trương lực cơ cổ bàng quang thì nước tiểu trào ra tự động. Khi


                  áp  lực trong  bàng  quang giảm  xuống  không  đủ thắng  trương  lực  cơ  cổ bàng
                  quang, thì cổ bàng quang đóng lại, nước tiểu ngừng chảy ra.


                        - Đái không tự chủ do nguyên nhân tại bàng quang như chấn thương bàng
                  quang, niệu đạo, có thể do nguyên nhân từ tủy sống hoặc người bệnh bí đái kéo


                  dài  làm  cho  thành  bàng  quang  không  còn  khả  năng  co  giãn,  bàng  quang  trở

                  thành một “bình” chứa nước tiểu, trong khi nước tiểu từ thận tiếp tục bài tiết

                  xuống, do đó nước tiểu từ bàng quang chảy ra theo niệu đạo từng giọt và luôn có

                  cầu bàng quang.

                  2.2. Nhận định rối loạn tiểu tiện

                        Một người bình thường đi tiểu 4 - 6 lần trong ngày và 0 - 1 lần trong đêm,

                  khi đái không đau, không phải rặn, đái xong bệnh nhân có cảm giác thoải mái.

                        Các rối loạn tiểu tiện cần nhận định bao gồm:



                                                                                                         23
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29