Page 18 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 18
- Đau hạ vị thường liên quan đến sỏi bàng quang, viêm bàng quang, u bàng
quang, u tuyến tiền liệt, các bệnh lý gậy bít tắc niệu đạo…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp vị trí đau không phản ánh đúng vị trí
tổn thương: sỏi niệu quản đau ở vùng thận; viêm tinh hoàn đau ở hố chậu.
1.2.2. Nhận định đặc điểm khởi phát cơn đau
Người bệnh đau đột ngội hay đau từ từ
- Cơn đau quặn thân thường xuất hiện đột ngột sau gắng sức, hoạt động
mạnh
- Đau do sỏi thận, viêm thận, u thận, bàng quang… thường đau từ từ tăng
dần
1.2.3. Nhận định mức độ đau của người bệnh
- Người bệnh đau âm ỉ hay đau dữ dội, đau dữ dội thường gặp là cơn đau
quặn thận
+ Cơn đau quặn thận mà một cơn đau xuất hiện đột ngột, một cách tự nhiên
hoặc sau một đợt vận động gắng sức. Bắt đầu đau ở vùng mạng sườn thắt lưng.
Đau với tính chất lăn lộn, dữ dội, không có tư thế giảm đau.
+ Đau do viêm thận, u thận, sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản chưa
gây tắc đường tiết niệu thường đau âm ỉ, cảm giác tức nặng liên tục
- Mức độ đau nhiều khi không phản ánh mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, ví
dụ: có sỏi nhỏ niệu quản hay gây cơn đau quặn thận, nhưng có khi viên sỏi san
hô lại chỉ đau âm ỉ vùng thận. Viêm bể thận - thận cấp có cơn đau quặn thận
trong khi đó thận ứ mủ chỉ đau âm ỉ.
1.2.4. Nhận định hướng lan của đau
- Đau do cơn đau quặn thận có xu hướng lan ra trước và xuống dưới vùng
bẹn và cơ quan sinh dục cùng bên.
- Đau hố thắt lưng do sỏi thận có thể lan xuống dưới hoặc không lan
- Đau hạ vị do bệnh lý bàng quang thường lan xuống bộ phận sinh dục
1.2.5. Nhận định các triệu chứng toàn thân, thực thể liên quan đến đau
- Nhận định tình trạng toàn thân và thực thể có thể sơ bộ xác định nguyên
nhân gây đau
17