Page 21 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 21

- Một người bình thường ban ngày đi tiểu 4-6 lần, ban đêm không hoặc chỉ

                  đi tiểu 1 lần.

                        - Đái rắt là hiện tượng bệnh nhân đi tiểu liên tục (thời gian giữa 2 lần đi

                  tiểu < 2 giờ), nhưng mỗi lần đi được ít nước tiểu (vài ml nước tiểu hoặc vài giọt)

                  trong điều kiện bình thường.

                  2.1.2.1. Nguyên nhân đái rắt

                        - Thường gặp trong các bệnh lý như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm

                  tuyến tiền liệt

                        - Gặp trong các bệnh lý sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, niệu quản, u tuyến

                  tiền liệt…

                  2.1.2.2. Cơ chế bệnh sinh đái rắt

                        - Thường do bàng quang bị kích thích bởi yếu tố viêm, yếu tố ngoại lai (sỏi

                  bàng quang, niệu quản..), hoặc do ngưỡng kích thích bị hạ thấp.

                        - Đái rắt về đêm hay gặp trong u phì đại lành tính tuyến tiền liệt, mà cơ chế

                  do: Ban đêm, cường hệ thần kinh phó giao cảm làm sung huyết các tạng trong

                  vùng tiểu khung, dẫn đến tăng kích thích và chèn ép đường dẫn niệu.


                        Ngoài ra còn do số lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi
                  tiểu, kích thành sau bàng quang khi bệnh nhân ở tư thế nằm dẫn đến mót tiểu,


                  muốn dậy đi tiểu.
                  2.1.3. Đái khó


                        Đái khó là hiện tượng khó đái nước tiểu trong bàng quang ra ngoài, người
                  bệnh thường phải rặn mới đái được, nước tiểu thường chảy chậm, không thành


                  tia, có khi đái ngắt quãng và không bao giờ đái được hết nước tiểu trong bàng

                  quang

                  2.1.3.1. Nguyên nhân đái khó

                        - Bệnh lý u tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, hẹp niệu đạo, bệnh

                  cổ bàng quang…

                        - Do tổn thương hệ thần kinh: bệnh nhũn não, parkinson.

                        - Do dị tật bẩm sinh thần kinh cơ bàng quang (mất cường tính bẩm sinh cơ

                  bàng quang).



                                                                                                         20
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26