Page 17 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 17
- Đau cấp tính: chủ yếu do sỏi niệu đạo hay u tuyến tiền liệt hoặc trong
chấn thương vùng bàng quang.
- Đau mạn tính: Nguyên nhân thường gặp là viêm bàng quang mãn tính, u
bàng quang, sỏi bàng quang và lao bàng quang.
1.1.3.2. Cơ chế bệnh sinh đau vùng hạ vị
- Đau cấp tính: thường do bí đái cấp, cầu bàng quang căng to gây đau tức
hạ vị.
- Đau mạn tính: Đau mạn tính vùng hạ vị thường gặp hơn, đau với tính chất
âm ỉ, Cơ chế có thể do kích thích của sỏi bàng quang, ứ đọng nước tiểu tại bàng
quang hoặc do viêm bàng quang gây nên.
1.1.4. Đau vùng tầng sinh môn
1.1.4.1. Nguyên nhân đau vùng tầng sinh môn
- Đau chói cấp tính: Nguyên nhân là do viêm tuyến tiền liệt cấp tính, đặc
biệt là áp xe tuyến tiền liệt.
- Đau mạn tính: Nguyên nhân thường do viêm tuyến tiền liệt mạn tính.
1.1.4.2. Cơ chế bệnh sinh đau vùng tầng sinh môn
Đau do tình trạng viêm, áp xe tuyến tiền liệt cấp hoặc mãn tính gây nên
1.2. Nhận định triệu chứng đau của người bệnh
Triệu chứng đau là triệu chứng phổ biến nhất trong bệnh tiết niệu, thường
là nguyên nhân chính khiến người bệnh phải đi khám bệnh. Đứng trước người
bệnh có bệnh lý hệ tiết niệu, người điều dưỡng cần nhận định.
1.2.1. Nhận định vị trí đau của người bệnh
Vị trí đau trên hệ tiết niệu thường gợi ý vị trí tổn thương
- Đau vùng thận (Hố thắt lưng) trong các bệnh thận như: sỏi thận, viêm
thận, u thận…
+ Hố thắt lưng là vùng lõm ở thắt lưng tạo bởi bờ dưới xương sườn 12 và
bờ ngoài khối cơ thắt lưng, giới hạn dưới là đường ngang qua điểm thấp nhất
của bờ sườn
+ Hố thắt lưng là vùng đối chiếu của thận lên vùng thắt lưng
- Nhận định các điểm đau niệu quản trong bệnh lý sỏi niệu quản
16