Page 23 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 23
Đái són (urge miction) do cơ cổ bàng quang yếu, không kìm được tiểu khi
buồn đi tiểu
2.1.6. Đái còn sót nước tiểu
- Người bệnh đái rất lâu nhưng đái không hết được nước tiểu, đái xong
không có cảm giác thoải mái, vẫn còn cảm giác buồn đái. Nước tiểu còn lại
trong bàng quang sau khi đái được gọi là nước tiểu tồn dư. Khi lượng nước tiểu
tồn dư lớn hơn 50ml thì được coi là có ý nghĩa.
- Nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đái được xác định bằng thông
tiểu hay siêu âm, bằng chụp thận thuốc tĩnh mạch thì bàng quang.
2.1.6.1. Nguyên nhân đái còn sót nước tiểu
- Túi thừa bàng quang.
- Các nguyên nhân gây bít tắc đường tiểu dưới: u phì đại lành tính tuyến
tiền liệt, hẹp niệu đạo, bệnh cổ bàng quang.
2.1.6.2. Cơ chế bệnh sinh đái còn sót nước tiểu
- Cổ bàng quang bị đẩy cao, không phải là chỗ thấp nhất trong bàng quang
(tư thế đái).
- Cường tính của bàng quang giảm (bàng quang mất bù).
2.1.7. Đái không tự chủ
Đái không tự chủ là hiện tượng nước tiểu tự chảy ra ngoài không theo ý
muốn. Người bệnh không chủ động được các lần đái trong ngày.
- Đái không tự chủ hoàn toàn: nước tiểu thường xuyên rỉ ra, không còn
phản xạ đi đái
- Đái không tự chủ không hoàn toàn: Người bệnh vẫn còn phản xạ đi đái
nhưng chưa kịp đi đái nước tiểu đã rỉ ra quần, không nín nhịn được, đái rỉ giọt
sau khi đái xong.
2.1.7.1. Nguyên nhân đái không tự chủ
- Đái không tự chủ do nguyên nhân thần kinh như: chấn thương cột sống,
tổn thương thần kinh do đái tháo đường, tai biến mạch máu não..
- Không do nguyên nhân thần kinh: Cơ thắt bàng quang yếu, tổn thương cơ
thắt, do thuốc…
22