Page 25 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 25
- Người bệnh có đái buốt không? Người bệnh đái buốt đầu bãi hay cuối
bãi?
+ Đái buốt đầu bãi: xuất hiện khi bệnh nhân bắt đầu đái, có cảm giác như
lưỡi dao xẻ dọc niệu đạo; thường gặp trong viêm niệu đạo cấp, nhất là trong
viêm niệu đạo cấp do lậu.
+ Đái buốt cuối bãi: đái gần xong thấy đau buốt ngược từ niệu đạo trở lên
bàng quang, gặp trong tổn thương vùng cổ bang quang, tam giác bàng quang-
gặp trong viêm bàng quang cấp hay mãn tính như lao bàng quang.
+ Đái buốt toàn bãi: nguyên nhân do có trở ngại lưu thông mãn tính ở niệu
đạo như sỏi niệu đạo hay u niệu đạo.
- Người bệnh có đái rắt không? Đái rắt vào ban ngày hay ban đêm? Khoảng
cách mỗi lần đi đái là bao nhiêu lâu? Một ngày người bệnh đi đái bao nhiêu lần?
- Người bệnh có đái khó không? Tia tiểu có nhỏ hay yếu không? Khi đi đái
người bệnh có phải rặn mạnh không? Người bệnh có đái ngắt quãng không?
- Người bệnh có bí đái không? Khám người bệnh có cầu bàng quang
không? Người bệnh có cảm giác căng tức vùng bàng quang không?
- Người bệnh có đái són không? (Đái són là hiện tượng bệnh nhân buồn
tiểu, không giữ được bắt buộc phải đi ngay nhà vệ sinh). Đái són có sảy ra
thường xuyên không?
- Người bệnh đi đái xong có cảm giác còn sót nước tiểu, đái chưa hết bãi
không?
- Người bệnh có tự chủ được khi đi đái không? Có kìm được đái khi buồn
đái không? Người bệnh có cảm nhận, kiểm soát được đi đái không? Đái không
tự chủ thường xuyên trong ngày hay chỉ khi đi ngủ?
- Nhận định các triệu chứng toàn thân và thực thể liên quan đến rối loạn
tiểu tiện như:
+ Người bệnh có hội chứng nhiễm trùng không?
+ Người bệnh có cơ đau quặn thận không
+ Người bệnh có đau tức vùng thận, hạ vị không? Người bệnh có cầu bàng
quang không?
24