Page 15 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 15
Lúc này cơ tại khúc nối bể thận - niệu quản mở, co thắt đài đóng không cho
nước tiểu trào lên đài thận.
2.2.1.3. Tính chất co bóp và sự chuyển động của nước tiểu tại niệu quản
- Ngay sau khi giọt nước tiểu được đẩy xuống niệu quản, khúc nối bể thận -
niệu quản đóng lại. Sóng nhu động của niệu quản đẩy giọt nước tiểu đi xuống
nhưng luôn luôn tạo ra một đoạn lòng niệu quản khép lại ở phía trên để ngăn
không cho nước tiểu trào ngược lên trên và cứ thế, một nhu động khác tiếp tục
đưa giọt nước tiểu khác xuống. Tốc độ di chuyển giọt nước tiểu trong niệu quản
khoảng 2- 6 cm/phút.
2.2.2. Hiện tượng đi tiểu
- Sự đi tiểu bắt đầu từ co bóp bàng quang: thoạt đầu lớp cơ ở nền đáy chậu
giãn, cơ thắt niệu quản giãn, cổ bàng quang hé mở, 1 giọt nước tiểu rơi xuống
kích tích vùng tam giác bàng quang (trigone), khi bàng quang co bóp đóng 2 lỗ
niệu quản ngăn nước tiểu không trào lên niệu quản và thận. Áp lực bàng quang
tăng dần, mở rộng cổ bàng quang, cơ thắt trong bàng quang mở.
- Khi bàng quang co, áp lực trong bàng quang khoảng 30-40 cm H 2O > áp
lực niệu quản, tống nước tiểu xuống niệu đạo. Khi bàng quang rỗng, cổ bàng
quang đóng lại, trương lực cơ tầng sinh môn trở lại bình thường, 2 lỗ niệu quản
mở ra, cổ bàng quang đóng lại kết thúc một quá trình đi tiểu.
II. CÁC VẤN ĐỀ CHĂM SÓC BỆNH LÝ HỆ TIẾT NIỆU
1. Đau liên quan đến bệnh lý hệ tiết niệu
Đau là triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý hệ tiết niệu, thường là lý
do khiến bệnh nhân phải đến khám bệnh. Đau có thể xuất phát từ thận gây ra
đau vùng hố thắt lưng, xuất phát từ niệu quản, bàng quang. Cường độ đau có thể
dữ dội như cơn đau quặn thận, có thể chỉ đau âm ỉ, hoặc cảm giác tức nặng.
1.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.1. Cơn đau quặn thận
Cơn đau quặn thận là biểu hiện của sự tăng áp lực cấp tính đường dẫn niệu,
trên chỗ tắc nghẽn
1.1.1.1. Nguyên nhân gây cơn đau quặn thận
14