Page 14 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 14
+ Điện giải đồ.
+ Dự trữ kiềm.
+ Ure và creatinine nước tiểu.
+ Tỷ trọng nước tiểu …
- Xét nghiệm đánh giá chức năng của từng thận:
+ Phim chụp thận thuốc tĩnh mạch (UIV)
+ Xét nghiệm đồng vị phóng xạ với phương pháp: xạ hình và xạ ký thận.
+ Soi bàng quang thuốc màu.
+ Siêu âm Doppler đánh giá dòng nước tiểu phun từ lỗ niệu quản xuống
bàng quang hoặc đánh giá dòng máu tưới máu cho thận.
+ Sinh thiết thận
2.2. Sinh lý đường tiết niệu trên
2.2.1. Tính chất co bóp và sự chuyển động của nước tiểu
Nước tiểu mới đầu được thu gom bằng những giọt nhỏ từ ống góp đi vào
đài thận, rồi chuyển động giãn cách từng đoạn do hoạt động co bóp, đi từ đài
thận qua bể thận, niệu quản xuống bàng quang theo một phương thức.
2.2.1.1. Tính chất co bóp và sự chuyển động của nước tiểu tại đài thận
- Bình thường lòng đài thận xẹp, cơ thắt cổ đài thận đóng lại, cơ thắt ống
góp mở, nước tiểu của ống góp vào đài thận nhờ sự hút nước tiểu của ống góp
vào đài thận.
- Khi hình thành giọt nước tiểu đầu thu gom tại đài thận, đài thận co bóp,
cơ thắt ống góp đóng lại, không cho nước tiểu trào vào ống góp, cơ thắt cổ đài
mở đẩy nước tiểu vào bể thận.
2.2.1.2. Tính chất co bóp và sự chuyển động của nước tiểu tại bể thận
- Khi nước tiểu từ đài thận vào trong bể thận, cơ thắt tại khúc nối bể thận -
niệu quả đóng, các cơ bể thận giãn và như có áp lực âm tính tăng cường cho hút
nước tiểu từ đài thận vào bể thận.
- Khi bể thận đầy đủ nước tiểu, kích thích trương lực cơ bể thận, tạo thành
lực co bóp nhịp nhàng với tần số 3 – 6 lần/phút đẩy nước tiểu xuống niệu quản.
13