Page 258 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 258
Các nhiễm khuẩn tự nhiên xoắn khuẩn giang mai chỉ xảy ra ở người. Các thực
nghiệm trên thỏ hoặc khỉ, không gây thành bệnh giang mai.
2.1. Bệnh giang mai mắc phải
Có thể lây qua niêm mạc mắt, miệng hoặc da bị sây sát hoặc dụng cụ bị nhiễm
nhưng những trường hợp này hiếm. Việc lây truyền chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp qua
đường sinh dục. Xoắn khuẩn vào cơ thể, gây bệnh và bệnh được diễn biến qua 3 thời kỳ:
Giang mai thời kỳ 1 (primary syphilis): Từ 10-90 ngày sau khi nhiễm vi khuẩn.
Bệnh tích chủ yếu là vết loét “săng” (chancre) ở bộ phận sinh dục; vết loét không
ngứa, không đau, loét nông và chân cứng. Kèm theo có hạch rắn ở vùng lân cận. Trong
dịch tiết của vết loét và dịch trong hạch có nhiều xoắn khuẩn. Đây là thời kỳ lây lan
mạnh. Có điều trị hay không thì vết loét cũng khỏi và không để lại sẹo. Từ hạch bạch
huyết, vi khuẩn vào máu.
Giang mai thời kỳ 2 (secondary syphilis): Từ 2- 12 tuần sau khi có săng.
Biểu hiện: đa dạng, có thể nhức đầu, sốt nhẹ, rụng tóc... và điển hình là các thương
tổn trên da như các loại sẩn, dát màu hoa đào (nốt hồng ban- roseola) có thể ở một chỗ
hay toàn thân kể cả lòng bàn tay, bàn chân nhưng hay gặp nhất là ở cổ. Các nốt này xuất
hịên nhiều lần và khỏi không để lại dấu vết gì. Trong nốt hồng ban có rất ít vi khuẩn,
song vẫn là thời kỳ lây lan mạnh. Một số bệnh nhân có thể chuyển sang thời kỳ 3.
Hình . Nốt hồng ban trong bệnh giang mai mắc phải
258