Page 256 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 256
a
b
c
Hình 17. Mô phỏng hình thể xoắn khuẩn
a: Treponema; b: Borrelia; c: Leptospira
- Giống Treponema: Vòng xoắn đều nhau và khoảng cách giữa các vòng xoắn cũng
đều nhau. Đại diện là T. pallidum, gây bệnh giang mai (Hình 75a).
- Giống Borrelia: Vòng xoắn không đều nhau và khoảng cách giữa các vòng xoắn
cũng không đều nhau. Đại diện là B. recurrentis gây bệnh sốt hồi quy (Hình 75b).
- Giống Leptospira: Các vòng xoắn sát nhau và hai đầu cong lại như móc câu (Hình
75c).
XOẮN KHUẨN GIANG MAI
(Treponema pallidum biovar pallidum)
1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể
Rất mảnh, đường kính 0,2 m, dài 5- 15 m. Quan sát sống dưới kính hiển vi nền
đen: chuyển động xoay tròn gần như không di chuyển vị trí (Hình …). Nhuộm Fontana-
Tribondeau: vi khuẩn có màu vàng nâu, sóng hình sin.
256