Page 261 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 261
Dùng penicillin (từ trước đến nay chưa thấy xoắn khuẩn đề kháng kháng sinh),
ngoài ra còn có thể dùng tetracyclin (nếu bị dị ứng penicillin).
LEPTOSIPIRA
Leptospira gây bệnh Leptospirosis. Leptospirosis là bệnh của súc vật nhưng có thể
lây sang người..
1. Đặc điểm sinh học
1.1. Hình thể
Rất mảnh, đường kính 0,1-0,2 m, dài 5-25 m. Quan sát vi khuẩn sống dưới kính
hiển vi nền đen thấy di động mạnh. Phải nhuộm theo phương pháp nhuộm thấm bạc
Fontana- Tribondeau mới phát hiện được vi khuẩn: mảnh như sợi tóc, hai đầu cong như
móc câu. Dưới kính hiển vi điện tử phóng đại khoảng 10.000 lần mới thấy các vòng xoắn
nhỏ, sát nhau (Hình …).
(a) (b)
Hình . Leptospira dƣới kính hiển vi quang học (a) và dƣới kính hiển vi điện tử (b)
1.2. Tính chất nuôi cấy
Đây là xoắn khuẩn duy nhất nuôi cấy được trong điều kiện hiếu khí. Thường nuôi
trong môi trường lỏng có thêm huyết thanh động vật (thỏ) tươi (sản xuất theo Terskich
o
hoặc Korthoff); pH 7,2- 7,5; nhiệt độ 28-30 C và giàu oxy. Leptospira mọc chậm, sau 6-
10 ngày mới phát triển tốt: Làm vẩn nhẹ môi trường như khói thuốc lá.
1.3. Sức đề kháng
261