Page 253 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 253

-   Chẩn đoán vi khuẩn học là cần thiết và có ý nghĩa, nếu ta thu được bệnh phẩm

               thích hợp và vận chuyển nhanh đến phòng thí nghiệm. Khi trả lời kết quả không được

               khẳng định là vi khuẩn kỵ khí gây bệnh, nếu gặp nó ở vị trí ký sinh bình thường. Không

               tìm vi khuẩn kỵ khí trong phân và trong đờm.
                   -   Các bước chẩn đoán bao gồm: Nhuộm Gram xem hình thể và bắt mầu; Nuôi cấy

               trong môi trường kỵ khí; Xác định sinh vật hoá học và rất quan trong là nếu xác định

               được khả năng tạo gaz; Làm kháng sinh đồ nếu cần.

               3. Nguyên tắc điều trị

                       Các kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí là: penicillin G,
               cefoxitin,  chloramphenicol,  lindamycin  và  metronidazole.  Lưu  ý  là  B.  fragilis  thường

               sinh -lactamase nên kháng penicillin.

                       Cần điều trị đồng thời vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn ái ký trong nhiễm trùng phối

               hợp.

                       Vi khuẩn kỵ khí không sinh nha bào gây bệnh quan trọng nhất là Bacteriodes.
               4. Bacteroides

               4.1. Hình thể

                       Bacteroides là những trực khuẩn đa hình thái (cầu trực, trực), kích thước 0,5-1,0 x

               1,5-8,0 m. Gram âm, bắt mầu fuchsin không đều. Đứng thành từng đám, thành đôi hoặc

               chuỗi

               4.2. Khả năng gây bệnh

                       Bacteroides bao gồm 22 loài, trong đó có 3 loài gây bệnh cho ngưới: B. fragilis, B.
               melaninogenicus và B. corrodens.

                        Bacteroides là vi khuẩn gây nhiễm trùng kỵ khí nặng và nhiều nhất, đặc biệt là

               viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và áp xe. Các nhiễm trùng này thường xuất hiện sau

               phẫu thuật, xuất huyết và bị bệnh mạn tính. Từ các ổ nhiễm ban đầu, Bacteroides đi theo

               máu và đến các cơ quan khác. Có thể bị áp xe phổi do hít phải Bacteroides từ các dịch
               của đường ruột. Nhiễm khuẩn kỵ khí là một nhiễm trùng nội sinh, không phải là nhiễm

               khuẩn cộng đồng.




                                                            253
   248   249   250   251   252   253   254   255   256   257   258