Page 254 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 254
B. fragilis ký sinh nhiều nhất tại đại tràng, là thành viên của vi khuẩn chí bình
thường tại đây (có khoảng 100 tỷ vi khuẩn/g phân và chiếm 90% vi khuẩn chí đại tràng).
Loaì gây bệnh điển hình là B. fragilis và chúng thường xuất hiện trong 70% bệnh phẩm,
đặc biệt là các bệnh phẩm vùng bụng có thể gặp tới 100%. Vì vậy tên của loài B. fragilis
được coi là tên chung của nhóm này. B. fragilis gây bệnh bằng vỏ polisaccarit.
Trong âm đạo của 60% phụ nữ có B. melaninogenicus và B. corrodens ký sinh.
4.3. Chẩn đoán vi sinh
Chẩn đoán Bacteroides tuân theo các bước chẩn đoán vi khuẩn học kỵ khí, đầu
tiên nhuộm Gram, tiếp đó là nuôi cấy và cuối cùng xác định bằng tính chất sinh vật hoá
học.
Trên môi trường thạch máu có đặt khoanh giấy kháng sinh aminoglycozid
(gentamicin hoặc kanamycin) để ức chế vi khuẩn ái khí. Sau 48 giờ trong vòng ức chế
của aminoglycozid xuất hiện các khuẩn lạc B. fragilis: đường kính 1-2 mm, loại S, màu
hơi xám bóng; Ngoài vùng ức chế của aminoglycozid đường kính khuẩn lạc lớn hơn.
B. fragilis lên enzym nhiều loại đường và sản xuất một số acid hữu cơ (formic,
acetic…). Dựa vào đặc điểm này để xác định vi khuẩn.
4.4. Nguyên tắc điều trị
Điều trị các nhiễm khuẩn Bacteroides theo nguyên tắc chung của nhiễm trùng kỵ
khí.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Trình bày các đặc điểm chung của vi khuẩn kị khí không sinh nha bào?
2. Trình bày các đặc điểm vi khuẩn học, khả năng gây bệnh, chẩn đoán vi khuẩn học,
và điều trị bệnh do Bacteroides fragilis?
254