Page 263 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 263
Súc vật rất nhạy cảm với Leptospira là chuột lang, nhất là đối với L. ictero-
haemorrhagiae. Nếu trong bệnh phẩm có lẫn tạp khuẩn mà đem tiêm vào phúc mạc chuột
lang non thì sau 10 phút Leptospira đã xâm nhập vào máu trong khi các tạp khuẩn khác
chưa vào được máu. Vì vậy Schuffner đã gọi chuột lang là “cái lọc sống” đối với
Leptospira.
3. Chẩn đoán vi sinh
Tuỳ theo từng thời kỳ của bệnh mà có cách lấy bệnh phẩm và chẩn đoán thích
hợp.
Thời kỳ 1: Lấy máu lúc bệnh nhân sốt cao, đem nuôi cấy và/hoặc tiêm truyền vào
chuột lang; sau đó xác định và định loại vi khuẩn.
Thời kỳ 2:
- Có thể lấy nước tiểu bệnh nhân, ly tâm, tiêm vào phúc mạc chuột lang non; sau đó
lấy máu tim chuột nuôi cấy tìm vi khuẩn.
- Lấy máu bệnh nhân tìm kháng thể bằng phản ứng ngưng kết “tan” Martin-Pettit.
Kháng nguyên là Leptospira sống (12 týp huyết thanh hay gặp ở Việt nam). Huyết thanh
bệnh nhân được pha loãng thành nhiều nồng độ. Nơi có tỷ lệ kháng nguyên - kháng thể
thích hợp nhất sẽ có hiện tượng “ngưng kết sao”- phản ứng (+). Vì Leptospira có nhiều
kháng nguyên trùng chéo nên hiệu giá kháng thể lần đầu phải cao hơn 1/800 mới nghi
ngờ; nên làm phản ứng 2 lần để xác định động lực kháng thể (ít nhất là gấp hai lần).
Trong thực tế, chẩn đoán Leptospirosis bằng phản ứng huyết thanh hay được áp dụng
hơn; vì phương pháp nuôi cấy tìm vi khuẩn rất phức tạp, khó thực hiện.
4. nguyên tắc Phòng bệnh
Phòng bệnh không đặc hiệu bằng cách cắt đứt dây chuyền dịch tễ như diệt chuột,
phòng bệnh cho gia súc nhưng chủ yếu là phòng hộ lao động cho những đối tượng phải
tiếp xúc với nguồn lây. Nói chung có nhiều khó khăn.
Phòng bệnh đặc hiệu bằng vacxin chết, song chỉ cho các đối tượng phải tiếp xúc
với nguồn lây.
5. Nguyên tắc điều trị
263