Page 93 - Tâm lý trị liệu
P. 93

Người tập nên tự theo dõi, quan sát những phản ứng căng thẳng của

               cơ thể không chỉ trong khi tập mà cả khi không tập, ghi vào một cuốn sổ nhỏ

               những dấu hiệu như: Căng cơ xảy ra khi nào, kéo dài bao lâu, tình huống gây

               stress. những người có liên quan… Thói quen này giúp người tập nhạy cảm
               với các tác nhân bên trong, bên ngoài gây stress.


                       –  Có thể giảm 16 nhóm cơ xuống còn 8 nhóm, rồi 4 nhóm: Sau khi

               quen với việc thư giãn 16 nhóm cơ, người tập có thể cùng một lúc thư giãn

               nhiều nhóm cơ. 16 nhóm cơ được phối hợp lại chỉ còn 8 nhóm rồi 4 nhóm:

                       Thư giãn với 8 nhóm cơ:


                              1. Hai cánh tay

                              2. Hai bàn tay


                              3. Vai, cổ

                              4. Trán, vùng đầu


                              5. Ngực, dạ dày, bụng

                              6. Lưng, mông


                              7. Đùi


                              8. Chân

                              Thư giãn với 4 nhóm cơ:


                              1. Cánh tay, bàn tay

                              2. Vai, cổ, đầu


                              3. Ngực, dạ dày, lưng, mông

                              4. Đùi, chân


                       Học cách phân biệt các mức độ căng – chùng cơ:

                       Người tập khi đã quen với thư giãn, biết được sự khác nhau giữa 2 pha

               căng–chùng cơ, họ được yêu cầu giảm cường độ căng cứng khi thực hành

               căng cơ nhưng vẫn giữ nguyên thời gian giữ nguyên chu kỳ căng–chùng cơ.
   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98