Page 88 - Tâm lý trị liệu
P. 88
là một kỹ thuật cơ bản của trị liệu tâm lý, được các nhà trị liệu sử dụng một
cách có bài bản trong điều trị tâm bệnh lý thì chỉ mới tồn tại vài chục năm nay.
Hiện tại có nhiều kỹ thuật thư giãn khác nhau được dùng trong trị liệu
tâm lý. Tuy nhiên các kỹ thuật này chủ yếu được phát triển từ hai phương
pháp: Thư giãn động, căng – chùng cơ (Progressive Muscle Relaxation) do
Edmund Jacobson (1938), một bác sỹ tâm thần người Mỹ đề xướng hoặc thư
giãn tĩnh – dựa vào tưởng tượng (Autogenies: imagery based relaxation) do
Johannes Schultz (1932), một bác sỹ tâm thần người Đức đề xuất
1. Phương pháp thư giãn động, căng – chùng cơ
Phương pháp thư giãn động của Jacbson còn gọi là phương pháp thư
giãn căng–chùng cơ. Phương pháp này dựa trên giả thuyết cho rằng căng và
giãn mềm cơ có liên quan đến các pha hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh
giao cảm và đối giao cảm, rằng một cá nhân không thể cùng một lúc vừa
căng vừa thả lỏng một nhóm cơ nào đó.
Khi cơ thể ở trạng thái bị kích động, bị đe doạ, sợ hãi, giận dữ hoặc
phấn khích, thì hệ thần kinh giao cảm tự tăng cường khả năng hoạt động,
đưa cơ thể vào trạng thái “báo động”, sẵn sàng đáp ứng. Lúc này máu từ khu
trung tâm được huy động để cung cấp năng lượng cho các nhóm cơ, nhịp tim
tăng, huyết áp tăng, trương lực cơ tăng đáng kể, nhịp thở tăng, mồ hôi tiết ra
nhiều hơn. Tuy nhiên, hoạt động của pha giao cảm ngày càng phụ thuộc đáng
kể vào kiểu stress. Thường thì một nhóm (hoặc nhiều nhóm) cơ nào đó sẽ
tăng trương lực. Sự căng cứng này phụ thuộc vào mối tương tác giữa nhân tố
gây stress và sự trải nghiệm, cách thức một cá nhân đối phó với stress
(chẳng hạn đối với người này căng cơ ở lưng, với người khác căng cơ ở cổ
hoặc ở trán). Sức căng thay đổi từ nhẹ đến nặng tuỳ thuộc vào mức độ
nghiêm trọng của tác nhân gây stress.
Ngược lại, khi ta ở vào trạng thái yên lặng, tĩnh tâm, tâm trạng hài lòng
hoặc ngủ: thì hệ thần kinh đối giao cảm được kiểm soát. Nhịp tim giảm, huyết
áp giảm xuống mức bình thường, nhịp thở chậm lại và dễ hơn, máu trở về
khu trung tâm của cơ thể để lấy dinh dưỡng, trao đổi năng lượng. Trương lực