Page 91 - Tâm lý trị liệu
P. 91
– Nơi tập phải thông thoáng, tách biệt khỏi các kích thích gây mất tập
trung chú ý.
– Không để chuông điện thoại ở chỗ tập.
– Không bật tivi, băng cassette, đài.
– Kiên trì tập 2–3 lần /ngày, mỗi lần 30–40 phút.
– Nếu muốn, ta có thể mở nhạc nhẹ lúc tập.
Tạo một tâm trạng thích hợp cho việc tập luyện:
– Duy trì sự chú ý thụ động: Học thư giãn đòi hỏi ta phải cân bằng giữa
chú ý và im lặng. Chú ý thụ động là cần thiết để học cách nhận biết khi nào sự
căng thẳng đang có mặt. Bởi vì căng trương lực cơ là hệ thống “đèn đỏ” của
cơ thể, báo động cho chúng ta biết rằng stress đang có mặt.
– Không cố gắng làm cho thư giãn nhanh xảy ra: Thư giãn không giống
như chạy, chạy nhanh để mau đến đích. Ngược lại, thư giãn là một kỹ thuật
đòi hỏi sự tinh tế đạt được bằng yên lặng, tĩnh tâm. Ta không nên chế ngự
bằng ép buộc, dùng sức mạnh của ý chí.
– Không vội vã: Thư giãn không giống như các thao tác công việc làm
nhanh để sớm kết thúc để nghỉ ngơi. Luyện tập thư giãn đòi hỏi sự thư thả,
thảnh thơi giống như nằm trên bãi biển, trên boong tàu nghe tiếng sóng vỗ.
nhìn những con hải âu đùa giỡn…
– Tự nhận biết, tự quan sát: Trong những tuần đầu tiên thực hành thư
giãn, ta hãy ưu tiên cho sự nhận biết sự khác nhau giữa 2 trạng thái căng và
thả lỏng cơ. Tập trung vào sự nhận biết, quan sát nội tâm, điều này giúp ta
phát triển tính nhạy cảm đối với những dấu hiệu căng thẳng.
– Không lo lắng sợ hãi khi bắt gặp các cảm giác lạ: Khi thực hành thư
giãn, ở một số người có thể xuất hiện cảm giác như mất kiểm soát, lo lắng
hoặc ảo giác. Nhìn chung những ảo giác này qua nhanh, khi người thực hành
được cảnh báo trước và bản thân họ trải nghiệm những cái lợi của phương
pháp thư giãn. Họ có thể dễ dàng thoát ra khỏi quá trình thư giãn, dừng các