Page 89 - Tâm lý trị liệu
P. 89

cơ giảm đáng kể, mọi người có cảm giác nặng ở cơ hoặc cơ được thả lỏng.

               Đây là quá trình xây dựng và khôi phục.

                       Hoạt động của các quá trình giao cảm và đối giao cảm đối lập nhau, về

               mặt cơ chế, hai hệ thống này có khả năng hạn chế lẫn nhau. Khi một hệ

               thống tăng cường hoạt động thì lập tức hệ thống kia giảm hoạt động. Cả hai

               hệ thống này không thể hoạt động tối đa ở cùng một thời điểm. Do vậy không

               thể vừa căng trương lực một nhóm cơ lại vừa chùng nhóm cơ đó tại cùng một

               thời điểm. Jacobson nhận ra điều này và tuyên bố rằng ta có thể kiểm soát
               trực tiếp sự cân bằng ở hệ thần kinh tự điều chỉnh. Điều này thách thức lý

               thuyết khoa học hiện có, khi nhiều nhà khoa học cho rằng hệ thần kinh tự điều

               chỉnh kiểm soát gần như toàn bộ các chức năng sống còn của cơ thể (ví dụ:

               kiểm soát nhịp tim. nhịp thở. thân nhiệt…) là hệ thống tự chủ. Vì theo họ các

               quá trình này vẫn tiếp diễn cả khi ngủ và thức, và về mặt hình thức thì logic
               này được chấp nhận. Nhưng thực chất thì không phải hoàn toàn như vậy.

               Bằng chứng là các nhà thực hành thiền, yoga có thể hạ nhịp tim, hạ thấp

               nhiệt độ cơ thể, có thể thay đổi sóng não, chứng tỏ họ có năng lực tốt, kiểm

               soát trực tiếp hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, mặc dù cơ chế giải thích vẫn

               chưa thật rõ ràng.

                       Vấn đề cần được làm sáng tỏ là cái gì nên được làm với lý thuyết về hệ

               thần kinh không chủ định. Những công trình nghiên cứu sau đó đã khẳng định

               rằng những đáp ứng của cơ thể (thuộc sự kiểm soát của hệ thần kinh không

               tự chủ) có thể được kiểm soát, điều khiển một cách có chủ định. Trong những
               nghiên cứu của mình. Jacobson đã thành công đặt 2 pha căng – chùng cơ

               vào một chương trình huấn luyện thư giãn. Như vậy theo Jacobson, thư giãn

               là một phương pháp hành vi có chủ tâm nhằm kiểm soát và thay đổi mối quan

               hệ giữa 2 pha hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh tự chủ.

                       Trong công trình nghiên cứu của mình (Smith (1988) khẳng định có 3

               quá trình nhận thức liên quan đến luyện tập thư giãn:


                       1. Tập trung: Năng lực duy trì chú ý vào một kích thích đơn nhất trong

               một khoảng thời gian nhất định.
   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94