Page 47 - Tâm lý trị liệu
P. 47
2) Hãy tưởng tượng ta đang nghĩ hoặc muốn nói chuyện với người đó
và hãy nói to với chiếc ghế (tức là nói chuyện với người đó) nhấn mạnh
những tình cảm mà ta cần bày tỏ hoặc những ý nghĩ mà trước đó vì những lý
do nào đó ta chưa dám nói ra.
3) Sau đó hãy tưởng tượng sự đáp lại của người đó, ta lắng nghe điều
này trong sự tưởng tượng và hãy trả lời (nói to) một cách thẳng thắn mạnh
dạn như ta nghĩ.
Mặc dầu đây chỉ là một bài tập đóng vai tưởng tượng, nhưng mỗi người
thử nghiệm có thể ngạc nhiên với chính mình, ngạc nhiên với những lời đã
thốt ra và ngạc nhiên với những tình cảm mà mình “thừa nhận”. Bài tập này
có thể giúp ta hiểu rõ cái gì mình cảm nhận vào lúc này và bằng cách nào
những trải nghiệm cá nhân này chi phối cuộc sống của bản thân.
c. Trị liệu nhóm
Trị liệu nhân văn – hiện sinh thường sử dụng bối cảnh nhóm để cung
cấp cho thân chủ những mô hình nhập vai, sự ủng hộ xã hội như là những
bằng chứng để họ thấy họ không đơn độc (vì nhiều người cùng hoàn cảnh
như họ).
Một số những lợi ích thực sự của trị liệu nhóm được nhiều nhà nghiên
cứu thừa nhận là: những tình cảm gắn bó, sự chấp nhận, những cơ hội để
hiểu người khác, những cơ hội để quan sát bắt chước và được “ân thưởng
củng cố” (cổ vũ) về mặt xã hội, cơ hội cho việc trải nghiệm những vấn đề nan
giải chung của mọi người… Những cơ hội này cho phép mỗi cá nhân trong
bối cảnh nhóm sống lại những quan hệ, những cảm xúc tiêu cực, nhận diện
lại nó và điều chỉnh.
Theo Zimbardo, ở Mỹ có khoảng 15 triệu người gia nhập các nhóm tự
quản (khoảng 500.000 nhóm). Hoạt động của những nhóm này là hoàn toàn
tự do, tự nguyện, không có sự áp đặt. Các nhóm này tạo cơ hội cho sự gặp
gỡ trao đổi giữa những người có cùng vấn đề khó khăn. Chính cơ hội gặp gỡ
của nhóm có thể giúp giải quyết tốt những loại khó khăn vướng mắc sau đây: