Page 50 - Tâm lý trị liệu
P. 50

Nếu như một đối tượng có triệu chứng bất thường, cảm thấy đau khổ

               và tự nguyện tìm gặp nhà tư vấn hay trị liệu tâm lý thì đó là một chỉ định tốt

               cho trị liệu cá nhân. Nhưng nếu một đối tượng có triệu chứng bất thường

               nhưng không cảm thấy đau khổ mà lại do các thành viên khác trong gia đình
               phát hiện và đưa đến nhà trị liệu tâm lý nhờ giúp đỡ thì đó là một chỉ định tốt

               cho trị liệu gia đình, vì các thành viên trong gia đình đã sẵn sàng nhận lấy

               trách nhiệm cùng giúp đỡ đối tượng.


                       Thông thường thân chủ càng tỏ ra ít tự nguyện (chẳng hạn trẻ em) thì
               định hướng trị liệu càng phải dựa vào bối cảnh nhóm, trong đó gia đình là một

               nhóm đặc biệt. Theo cách tiếp cận trị liệu gia đình mang tính hệ thống thì gia

               đình được xem như là một hệ thống. Hệ thống này có gì đó trục trặc đã tạo ra

               những sự phiền toái đau khổ cho cá nhân. Nhà trị liệu cần phải tập trung vào

               cái cách mà gia đình này tổ chức các mối tương tác hiện tại để hiểu cấu trúc
               của nó: thứ bậc quyền lực, các kênh giao tiếp, bầu không khí tâm lý… và ai

               kêu ca, ai nhận lỗi cho mỗi vấn đề trục trặc. Nhà trị liệu cần gặp gỡ trao đổi

               với từng thành viên trong gia đình để giúp họ nhận ra những vấn đề và những

               mẫu ứng xử kém thích nghi đang tạo ra những khó khăn cho một hoặc nhiều

               thành viên khác trong gia đình.

                       Trị liệu gia đình có thể làm giảm căng thẳng trong gia đình và cải thiện

               chức năng của các thành viên bằng cách tạo ra một không gian làm trung

               gian để thiết lập những cuộc đối thoại bình đẳng, giúp mỗi người nhận ra

               những điểm tích cực cũng như tiêu cực trong các quan hệ của họ. Viginia
               Satir (1967), một trong những người đề xướng đổi mới phương pháp tiếp cận

               trị liệu gia đình nhận thấy rằng nhà trị liệu tâm lý gia đình cùng lúc đóng rất

               nhiều vai trò: hành động như người “phiên dịch”, như người làm sáng tỏ các

               mối tương tác qua lại không thuận lợi như là nhà trung gian hoà giải… Tuy

               nhiên, nhà trị liệu chủ yếu tập trung làm thay đổi những không gian tâm lý
               giữa các thành viên trong gia đình và những động thái liên cá nhân để mọi

               người cùng hành động như là một thể thống nhất hơn là tìm cách thay đổi

               những giá trị bên trong các cá nhân kém thích nghi.
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55