Page 42 - Tâm lý trị liệu
P. 42
Hệ thống cái tôi của Sullivan xuất phát từ quan niệm ứng xử trong quan
hệ liên cá nhân của đứa trẻ và chúng được phán xét như là “tốt”, “xấu”,
những cái “được phép” và “không được phép”. Trị liệu dựa trên quan điểm
liên cá nhân liên quan đến việc quan sát những cảm nhận của bệnh nhân về
thái độ của nhà trị liệu. Cuộc trò chuyện–trị liệu được xem như là bối cảnh xã
hội, trong đó những tình cảm, những thái độ của bệnh nhân và nhà trị liệu ảnh
hưởng lẫn nhau.
Một đại diện khác của trường phái phân tâm cải biên là Karen Horney.
Horney đã mở rộng học thuyết của S. Freud, bà nhấn mạnh đến tầm quan
trọng của môi trường và bối cảnh văn hoá, nơi những hành vi rối nhiễu tâm trí
bộc lộ. Bà không xem nhân cách chỉ được quyết định duy nhất bởi những
kinh nghiệm từ thời thơ ấu và yếu tố bản năng. Bà tin rằng nhân cách liên
quan đến những ứng phó hợp lý và sự phát triển tiếp tục để đối phó với
những nỗi sợ hãi và các xung đột hiện tại, Bà đã chỉ ra ba mẫu ứng xử không
thích nghi: đồng nhất với người khác, công kích người khác và né tránh người
khác. Mỗi một mẫu nhiễu tâm đều dựa trên quan điểm cho rằng sự kém thích
nghi của cá nhân dẫn đến những ứng xử không hài hoà. lặp đi lặp lại – ứng
xử bất thường hay bệnh lý.
Các đại biểu khác của trường phái Phân tâm cải biên là H.Huq–
Helmuth, A.Freud (con gái S.Freud), M.Klein và Wilmicots. những người tiến
hành các nghiên cứu trên trẻ em. Chẳng hạn, H.Huq–Helmuth và A.Freud
nhấn mạnh đến môi trường xã hội và các quan hệ liên cá nhân, cả hai đều
cho rằng nhà trị liệu cần chủ động thay đổi mối quan hệ của trẻ (Huq–
Helmuth là người đầu tiên tổ chức tư vấn giáo dục nhằm làm giảm mối quan
hệ căng thẳng giữa bố mẹ và con cái), đồng thời tích cực chỉ đạo điều khiển
đứa trẻ, giúp nó ý thức được những “khuyết tật” của mình để mong muốn loại
bỏ chúng.