Page 52 - Tâm lý trị liệu
P. 52
mình kích thích trung gian cũng xảy ra một đáp ứng (đèn bật sáng thì con chó
tiết nước bọt mà không cần đưa thức ăn đến).
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở động vật, Paplov đã đề xuất các nguyên
tắc điều trị những rối loạn tâm trí ở người.
Tuy nhiên ứng dụng thành công nhưng nghiên cứu của Paplov vào trị
liệu những rối loạn tâm trí cho con người là nhà tâm lý học thực nghiệm
người Mỹ John B. Watson thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hopking. Ông là
cha đẻ của Chủ nghĩa Hành vi cổ điển. Trường phái Hành vi cổ điển này nhấn
mạnh đến những hành vi được nghiên cứu một cách khách quan (tức là
những kích thích, đáp ứng, củng cố được quan sát một cách trực tiếp). Chủ
nghĩa Hành vi cổ điển bác bỏ các khái niệm tinh thần như ý thức, suy nghĩ,
tưởng tưởng…
Năm 1924, Mary Cover Jones, một học trò của Watson đã thành công
trong việc điều trị chứng ám sợ thỏ ở một dứa trẻ 3 tuổi tên là Peter. Chương
trình trị liệu này gồm hai bước cơ bản. Thứ nhất, Peter được quan sát những
trẻ khác đang chơi vui vẻ với một con thỏ, mục đích của bước này giúp Peter
nhận ra rằng những con thỏ này thực sự không đáng sợ. Bước sau đó là
Peter được tiếp cận dần với con thỏ khi cậu bé hết sợ. Trong khi Peter ăn một
loại thực phẩm ưa thích thì Jones đặt một cái lồng trong đó nhốt một con thỏ
vào phòng của Peter. Chiếc lồng này được đặt ở vị trí đủ xa để không làm
Peter lo lắng. Dần dần qua một vài ngày Jones đưa con thỏ ra khỏi lồng đến
gần cho Peter. Kết quả sau một số buổi, Peter đã có thể bế con thỏ và chơi
đùa với con thỏ. Đây được coi là một thực nghiệm kinh điển về trị liệu hành vi.
Tuy nhiên phải 30 năm sau trị liệu hành vi mới trở thành một khuynh hướng
phát triển độc lập.
Trị liệu hành vi phát triển như là một hướng tiếp cận điều trị tách
biệt với phân tâm
Trị liệu phân tâm do S.Freud khởi xướng thịnh hành nửa đầu thế kỷ XX.
Trị liệu phân tâm liên quan đến một loạt các buổi trị liệu sử dụng kỹ thuật liên
tưởng tự do, chuyển dịch để bộc lộ vô thức. Mục tiêu của trị liệu phân tâm là