Page 51 - Tâm lý trị liệu
P. 51
Nhà trị liệu cũng cần tập trung vào tình huống hơn là các khía cạnh
khuynh hướng của một vấn đề xảy ra trong gia đình. Chẳng hạn nhà trị liệu
giúp mọi người hiểu rằng: làm thế nào sự không thống nhất, sự xung đột giữa
bố mẹ phát triển thành sự rối nhiễu ở trẻ hơn là tìm cách dán nhãn (đổ lỗi)
cho ai đó là nguyên nhân gây ra sự rối nhiễu này. Mục tiêu của một buổi trị
liệu gia đình không phải là một buổi để mọi người xả nỗi bực tức phàn nàn,
trách cứ lẫn nhau, mà là tìm cách phát triển các khả năng hợp tác để cùng
giải quyết vấn đề (tức là hợp tác thế nào để trị liệu rối nhiễu cho trẻ). Nhà tư
vấn và trị liệu gia đình cũng giống như nhà tư vấn cho một tổ chức, cố gắng
giúp gia đình (từng thành viên của gia đình) tổ chức lại các chức năng, điều
chỉnh lại các mối quan hệ để nó đáp ứng tốt hơn cho những nhu cầu và đòi
hỏi của các thành viên.
PHẦN IV. TRỊ LIỆU HÀNH VI
Trị liệu hành vi có nguồn gốc từ lâu đời, nhưng có lịch sử ngắn ngủi.
Lịch sử loài người đã áp dụng các nguyên tắc hành vi để thay đổi hành vi từ
hàng ngàn năm trước đây. Ví dụ, cha mẹ thưởng cho trẻ khi chúng hoàn
thành tốt các công việc ở nhà. Tuy nhiên sử dụng một cách có hệ thống các
nguyên tắc và phương pháp của trị liệu hành vi để loại bỏ một chứng rối nhiễu
tâm trí thì mới chỉ xuất hiện cách đây 50–60 năm.
1. Tóm tắt lịch sử phát triển của trị liệu hành vi
Những công trình nghiên cứu sớm nhất
Nhà sinh lý học Nga Ivan Paplov là cha đẻ của học thuyết Điều kiện
hoá kinh điển. Điều kiện hoá kinh điển là một hình thức của học tập, trong đó
một kích thích trung gian (kích thích không tạo ra một đáp ứng. Ví dụ đèn
sáng, chuông kêu không gây ra phản xạ tiết nước bọt ở con chó) đi cặp đôi
với một kích thích có điều kiện (kích thích có tạo ra một đáp ứng, ví dụ thức
ăn tạo ra phản xạ tiết nước bọt ở con chó). Sau một thời gian tập luyện, chỉ