Page 43 - Tâm lý trị liệu
P. 43

PHẦN III. TRỊ LIỆU NHÂN VĂN – HIỆN SINH

                       Trường phái nhân văn – hiện sinh phát triển từ giữa thế kỷ XX cùng lúc

               ở cả Mỹ và Châu Âu. Sự phát triển của trường phái này như là một lực lượng

               thứ ba trong tâm lý học nhằm chống lại hai trường phái nổi trội đã giữ quan
               điểm cực đoan về bản chất con người: lý thuyết Phân tâm học cổ điển và lý

               thuyết Hành vi cổ điển. Hiện nay trường phái này khá thịnh hành ở Châu Âu

               với những cách tiếp cận tư liệu có hiệu quả, rất được ưa thích như trị liệu tập

               trung vào cá nhân, trị liệu nhóm, trị liệu tập trung vào các quan hệ liên cá

               nhân, trị liệu gia đình, trị liệu hệ thống, trị liệu gestalt…


               1. Trị liệu nhân văn – hiện sinh là gì?

                       Trường phái nhân văn – hiện sinh cho rằng nhiều người tìm kiếm trị liệu
               vì họ có cảm giác bất an, không hài lòng, cáu giận vô cớ hoặc luôn thất bại

               trong việc đạt được những điều họ cảm thấy nên làm và cảm thấy có thể làm

               được. Nguyên nhân của điều này là do họ thiếu vắng những mối quan hệ tình

               người, có ý nghĩa hoặc thiếu vắng những lý tưởng, mục tiêu quan trọng để

               phấn đấu. Những người đề xướng chủ nghĩa nhân văn – hiện sinh đã phát

               triển một kiểu trị liệu ‘‘tự giúp mình” để ứng phó với những vấn để nan giải
               trong cuộc sống có thể áp dụng chung cho tất cả mọi người.


                       Một trong những nhà tâm lý trị liệu đầu tiên của Mỹ khởi xướng quan

               niệm này là Rollo May (1950). Những nguyên tắc và phương pháp điều trị nổi

               tiếng của May được xây dựng để chống lại cảm giác trống rỗng, trơ trẽn
               (cynicism),   loạn   cương   (anomie)   và   cảm   giác   chán   ghét   xã   hội   (social

               alienation) bằng cách nhấn mạnh vào giá trị nhân bản của con người như:

               tình yêu sự sáng tạo, ý chí tự do.


                       Hạt nhân cơ bản của các liệu pháp nhân văn – hiện sinh là khái niệm
               con người tổng thể: mỗi cá nhân tồn tại với tư cách con người tổng thể tham

               gia vào quá trình phát triển biến đổi liên tục và đang trở thành chính nó. Mặc

               dù có những giới hạn của yếu tố di truyền và môi trường, con người vẫn luôn

               có sự tự do lựa chọn: ‘‘Ta sẽ trở thành người như thế nào?” bằng cách thiết

               lập những giá trị riêng cho mình và tìm cách hiện thực hoá chúng thông qua
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48