Page 164 - Tâm lý trị liệu
P. 164
bàng lời nói trẻ không thể bộc lộ. Ví dụ như những buổi đầu, trẻ chưa hợp
tác, trẻ luôn từ chối hoặc trả lời có tính chất lảng tránh những vấn đề của gia
đình. Nhưng khi vẽ, những vấn đề đó được bộc lộ hoàn toàn trong bức tranh
về gia đình. Đầu tiên, trẻ vẽ mẹ ở giữa bức tranh, mẹ mặc váy màu đỏ, tóc
ngang vai với hai cái nơ cài đầu trông rất đẹ,. trẻ vẽ mình đứng tách sang một
bên, cũng mặc váy, cũng có nơ cài đầu giống mẹ, thể hiện sự đồng nhất hoá
với mẹ và vẽ bố bên cạnh mẹ, nhưng tách sang một bên, vẽ hoàn toàn bằng
bút chì, tóc và quần tô đen, không thấy tay, mắt trợn tròn, mồm méo, thể hiện
một “ông bố dữ tợn”, không gán gũi với con. Sau đó trẻ vẽ em bé nhỏ xíu
đứng ở giữa mẹ và trẻ, lùi ra đằng sau, em là bé gái nhưng trẻ lại vẽ em
giống như một đứa bé trai (mắt tròn, có 2 lỗ mũi, có quần), điều này thể hiện
sự “ghen tị” đối với em, trong vô thức không muốn đứa em đó tồn tại. Qua
những hình vẽ tranh, dường như trẻ đã bộc lộ những bức xúc, những dồn
nén của mình.
Khi vẽ về chủ đề “Cái gì cháu sợ nhất?”, trẻ đã vẽ một bức tranh về
giấc mơ của mình. Bức tranh này trẻ vẽ hoàn toàn bằng bút chì. Đó là giấc
mơ về con ma, vừa vẽ trẻ vừa kể về giấc mơ của mình. Trẻ vẽ một con ma ở
trung tâm của bức tranh, con ma này có mắt tròn, miệng tròn, mũi tròn, bụng
tròn, tóc và chân cũng được kết hợp bởi những hình tròn nhỏ. Sau đó trẻ vẽ
xung quanh là cỏ cây, trên đầu con ma có mây bao phủ. Trẻ nói: “Đây là ở
trong rừng… Sau khi vẽ xong, trẻ gạch chéo giữa con ma, thể hiện sự sợ hãi
đến mức căm thù và muốn tiêu diệt nó. Khi hỏi: Tại sao cháu gạch như thế”
Trẻ trả lời: “Cháu sẽ giết nó”.
Hỏi: Trong giấc mơ này, cháu đang ở đâu?
Trẻ: Cháu đang đứng trước mặt nó, đang đánh nhau với nó.
Hỏi: Vậy tại sao cô không thấy cháu ở đây? (Chỉ vào bức tranh).
Trẻ: Cháu đứng trước mặt nó, con ma che lấp thì cô thấy làm sao
được…