Page 167 - Tâm lý trị liệu
P. 167

Trị liệu gia đình thực chất là một kiểu đặc biệt của trị liệu nhóm. Trị liệu

               gia đình đòi hỏi không phải chỉ bản thân trẻ bị rối nhiễu được trị liệu mà các

               thành viên khác của gia đình, đặc biệt là bố mẹ cũng phải được trị liệu.

                       Ở trường hợp này, sau khi đã xác định được một cách chính xác về

               những yếu tố hiện tại đang duy trì những rối nhiễu của trẻ, chủ yếu là do sự

               tác động của các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, chúng tôi

               quyết định sử dụng liệu pháp tâm lý gia đình. Chúng tôi gặp bố mẹ để trò

               chuyện.

                       Tuy nhiên, khi quyết định sử dụng liệu pháp trị liệu gia đình chúng tôi đã

               gặp khó khăn. Lúc đầu khá thuận lợi, nhưng sau buổi trị liệu thứ 4, người bố

               tỏ ý không muốn cho con tiếp tục trị liệu vì trong suy nghĩ, ông coi “DL là một

               đứa trẻ hoàn toàn bình thường”, và vẫn là một người đàn ông có tính sĩ diện
               rất lớn, ông sợ bạn bè cười và cho rằng con ông có vấn đề. Vì từ trước đến

               nay ông luôn hãnh diện về con mình, luôn muốn con mình phải tài giỏi, xinh

               đẹp, khoẻ mạnh hơn con của người khác. Theo ông: “Thầy thuốc thì nhìn đâu

               cũng thấy bệnh” và một lý do “ngầm” nữa là ông không hiểu trị liệu tâm lý là gì

               hoặc không tin vào trị liệu tâm lý. Khi quá trình trị liệu bị gián đoạn, những rối
               nhiễu của trẻ có phần tăng hơn. khiến người mẹ lo lắng, bà đã thuyết phục

               chồng và tha thiết mong muốn chúng tôi tiếp tục trị liệu cho DL, bằng cách

               mời chúng tôi đền nhà mỗi chiều thứ 7 và đề nghị kiêm gia sư cho trẻ. Trước

               sự thỉnh cầu của người mẹ, chúng tôi đồng ý và quá trình trị liệu tiếp tục Cùng

               với trị liệu cho trẻ, chúng tôi kết hợp trị liệu cho mẹ, thông qua mẹ “trị liệu” cho
               người bố.


                       Trước hết giúp người mẹ hiểu được những nguyên nhân gây nên

               những triệu chứng rối nhiễu của trẻ và duy trì rối nhiễu. Sau đó cùng người

               mẹ phân tích từng sự kiện. từng nguyên nhân. Sau vài buổi làm việc với
               người mẹ. bà đã hiểu ra chính bà và chồng bà cũng có vấn đè rối nhiễu'. Bà

               đã hiểu việc bà phải bỏ việc ở nhà làm nội trợ đã gây cho bà một ức chế quá

               lớn. Bà không phù hợp với việc ở trong nhà “suốt ngày, không gặp ai ngoài

               hai đứa con gái quấy suốt ngày và một vài người bạn tẻ nhạt làm việc cùng
   162   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172