Page 159 - Tâm lý trị liệu
P. 159
quan trọng, những nhân tố này đã và đang tồn tại, đang tác động vào đứa trẻ,
góp phần làm cho rối nhiễu của trẻ ngày càng nặng thêm. Đó là những tác
động từ vấn đề học hành của trẻ, từ nhà trường, nơi mà phần lớn thời gian
trong một ngày trẻ có mặt ở đó. DL vốn là một học sinh giỏi, nhưng trẻ gặp rất
nhiều trở ngại trong vấn đề học tập. Trẻ phải đối phó với biết bao nhiêu vấn
đề mà như các nhà nghiên cứu thường nói: đứa trẻ luôn bị xâu xé giữa một
bên là những điều hấp dẫn của xã hội, một bên là những kỷ cương chặt chẽ
của nhà trường và khối lượng kiến thức ngày càng nặng trẻ cần phải tiêu hoá.
Đối với đứa trẻ 8 tuổi như DL, với lượng kiên thức mà mỗi ngày phải tiếp thu
như hiện nay là quá nhiều. Trẻ phải học sớm, học chiều, học tối, học chính
khoá rồi lại học thêm, học ở trường rồi lại học ở nhà. Học thêm tất cả các môn
mà không học không được vì đó là xu hướng chung của thời buổi bây giờ
như người ta vẫn nói, vì mong muốn của bố mẹ. Kỳ vọng của cha mẹ đặt vào
đứa con quá lớn và ngay chính bản thân đứa trẻ cũng “ngấm” những tư
tưởng này, “muốn mình giỏi hơn bạn khác”, để đáp ứng sự mong muốn của
bố mẹ, để được thưởng. Nhưng đứa trẻ chỉ chịu đựng được đến một ngưỡng
nhất định. Khi không thể chịu đựng được nữa, trẻ có những phản ứng “chối
bỏ”, “chống đối”, mà trẻ thường thể hiện sự chống đối của mình bằng “ngôn
ngữ của cơ thể”.
Ở trường hợp DL, trẻ bị một sức ép tâm lý quá lớn từ phía bố mẹ với
sự ham muốn của họ. Không chỉ có thế, trẻ còn thường xuyên bị bạn bè chế
giễu, bắt nạt. Tất cả những điều này có thể là lý do mà mỗi buổi sáng, trước
khi đến trường trẻ thường đau bụng, buồn nôn.
Tóm lại, những vấn đề cá nhân, vấn đề gia đình, nhà trường luôn tác
động không ngừng tới đứa trẻ với tính chất tiêu cực hiện đang là điều kiện
duy trì những rối nhiễu vốn được phát sinh từ những stress trong quá khứ.
Việc phân tích tìm hiểu một cách cụ thể rõ ràng từng vấn đề cho phép ta xác
định được mô hình trị liệu cụ thể cho trường hợp này.
Trị liệu