Page 165 - Tâm lý trị liệu
P. 165

Trong hai bức tranh khác, vẽ tự do. Bức tranh thứ nhất, vẽ vào ngày

               đầu tiên trẻ đến phòng khám là bức tranh về một ngôi nhà đóng cửa, bên

               cạnh có cây, ở trên có mây phủ kín và ở dưới là một đường to dài, trẻ tô màu

               xám. Nhà đóng cửa, phải chăng thể hiện sự chưa hợp tác của trẻ. Vẽ cây
               cũng rất đặc biệt, có 3 phần: gốc, thân và ngọn. Nếu theo cách hiểu của phân

               tâm học, phần gốc tượng trưng cho cái ấy, phần thân tượng trưng cho cái tôi

               và phần ngọn tượng trưng cho cái siêu tôi, ở đây phần cái ấy rất lớn, cái tôi

               cũng rất lớn (thân là một khối màu xám, to và thẳng tắp không chút xù xì)

               nhưng phần siêu tôi lại rất mờ nhạt, (ngọn cây nhỏ bé, chỉ có vài cành với vài
               lá và hoa quả, lá rất nhỏ và rất ít, không có tán). Việc sử dụng chủ yếu là màu

               xám cho thấy trong trẻ đang có một tâm trạng lo âu, sợ hãi.


                       Bức tranh vẽ hình người là một cô gái có bộ tóc màu vàng, chiếc áo

               choàng ngoài màu đỏ tươi, trông sang trọng và quý phái, bức tranh được đề
               tên “nàng Bạch Tuyết, phải chăng trẻ có mong ước được xinh đẹp như nàng

               Bạch Tuyết? Nhưng điều đáng lưu ý là cảnh trong hai bức tranh vẽ tự do, trẻ

               đều vẽ những đám mây phủ kín ở phần trên. Cả bức tranh vẽ nàng Bạch

               Tuyết, không có cảnh thiên nhiên, trẻ cũng phủ mây kín trên đầu. Phải chăng

               trẻ đang có một điều gì đó bị dồn nén, ấm ức có cái gì đó đang ngăn cản trẻ?

                       – Liệu pháp thưởng quy đổi:


                       Liệu pháp này thực chất cũng là liệu pháp củng cố, sử dụng để động

               viên khuyến khích trẻ thực hiện những hành vi mà người trị liệu mong muốn.

                       Trước hết, lập danh sách những hành vi mà ta mong muốn trẻ thực

               hiện. Cùng thoả thuận với trẻ về mức thưởng cho từng hành vi mà trẻ thực

               hiện tốt, ở đây hành vi mà ta muốn trẻ thực hiện là không cắn móng tay mà

               thay bằng việc lấy kéo cắt móng tay. Nếu trong một tuần mà trẻ thực hiện
               được sẽ cho điểm mười và đổi lấy một phần thưởng mà trẻ thích. Trẻ chọn

               phần thưởng là được ngủ với mẹ. Sau đó tiếp tục khuyến khích trẻ loại bỏ

               một số hành vi mà người mẹ thường than phiền như chưa gọn gàng, ngủ dậy

               để chăn gối bề bộn, đi học về để cặp sách lung tung không đúng chỗ, thay

               quần áo ra cũng vứt lung tung và hay cãi mẹ, cáu gắt với mẹ. Chúng tôi hỏi
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170