Page 161 - Tâm lý trị liệu
P. 161
gây ra. Theo họ, cách ứng phó tốt nhất với rối nhiên là điều chỉnh những nhận
thức không phù hợp, thay thế chúng bằng những ý nghĩ, niềm tin, mong muốn
hợp lý hơn.
Đối với DL, do nhận thức sai lầm một số vấn đề như trẻ cho rằng: “Bố
mẹ không còn yêu thương mình nữa mà chỉ yêu thương em”, trẻ nói “chèn ép
cháu”, mẹ “hay quát mắng cháu”, “vì em mà cháu bị đánh”… Để đạt được
lòng tin, chúng tôi tìm mọi cơ hội tiếp xúc, chúng tôi cùng với trẻ chơi, kể
chuyện, tìm cách trò chuyện “loanh quanh” với trẻ mà không phán xét, không
đưa ra lời khuyên. Khi tạo được mối quan hệ cởi mở, thân mật với trẻ, chúng
tôi thử trao đổi, gợi ý để trẻ có dịp nhận dạng, xem xét lại những ý nghĩ sai
lầm đó. Chẳng hạn câu chuyện về một gia đình có 4 người (được tượng trưng
bằng búp bê vải), bố mẹ và hai con gái. Búp bê chị lớn hơn đã học lớp hai,
còn búp bê em đang còn bé. Búp bê bố đi làm, búp bê mẹ ở nhà trông con và
nấu cơm. Một hôm, búp bê mẹ cho búp bê chị đi chợ, ở ngoài chợ búp bê chị
luôn đòi mẹ mua đồ chơi. Trời nắng, lại phải nhanh về nhà để đón em, búp bê
mẹ bực quá quát mắng búp bê chị, búp bê chị khóc và cho rằng mẹ “ghét
mình”. Khi về nhà, búp bê mẹ lại ôm ấp, dỗ dành búp bê em bé mà không để
ý gì đến búp bê chị. Búp bê chị vào trong góc nhà ngồi khóc. Thoạt đầu đề
nghị trẻ đóng vai búp bê chị. Trẻ bộc lộ hết những mong muốn, những ý nghĩ
cũng như tính cách của mình. Sau đó đề nghị trẻ đóng vai búp bê mẹ (búp bê
mẹ có mái tóc ngang vai, buộc nơ, mặc váy hồng, trông rất đẹp). Khi trẻ đóng
vai búp bê mẹ ở chợ, trẻ đã giải thích cho búp bê con (nhà trị liệu đóng) rằng:
“Mẹ không có nhiều tiền mà những đồ chơi này đắt lắm. Nếu mẹ mua đồ chơi
cho con thì hết tiền mua thức ăn, cả nhà mình phải nhịn đó, thôi để lúc nào
mẹ có nhiều tiền, mẹ sẽ mua cho con. Khi ở nhà, mẹ bế em, búp bê chị khóc
(y tá đóng), trẻ (vai búp bê mẹ) đã dỗ dành rằng: “Con là chị phải ngoan, em
bé còn nhỏ chưa đi được thì mẹ phải bế chứ”.
Mục đích của những trò chơi tập đóng vai người mẹ, chị em là đặt trẻ
vào vị trí của người mẹ, người chị và em bé để nhìn nhận lại vấn đề. Qua trò
chuyện, trao đổi dần dần trẻ nhận thức được một điều rằng: “Bố mẹ vẫn còn