Page 162 - Tâm lý trị liệu
P. 162

yêu thương trẻ, không bỏ rơi, không ghét bỏ trẻ mà chỉ muốn trẻ tốt, ngoan

               hơn”. Và trẻ đã nói: “Cháu rất thích được làm chị của em bé, em bé rất đáng

               yêu, cháu sẽ dạy cho em tập đi và tập nói”.

                       Qua các buổi trị liệu bằng trò chơi, chúng tôi thấy trẻ đã nhận thức lại

               được vấn đề, trẻ cũng bộc lộ không muốn mẹ quát mắng, mà muốn mẹ dịu

               dàng hơn, bằng lời nói nhẹ nhàng khuyên bảo con. Vấn đề còn lại phụ thuộc

               vào người mẹ, điều này sẽ được trình bày ở phần trị liệu gia đình.

                       – Liệu pháp thư giãn:


                       Thư giãn có nhiều kỹ thuật khác nhau. Nhưng ở đây, chúng tôi sử dụng

               kỹ thuật thư giãn tĩnh dựa vào tưởng tượng. Mục tiêu của thư giãn này là phát
               triển một mối liên hệ giữa một ý nghĩ thông qua tưởng tượng và quán tưởng

               lời nói với trạng thái thư giãn mong muốn.


                       Do trẻ thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong người, nhiều lúc không

               thể chịu đựng được, nên chúng tôi đã sử dụng liệu pháp này. Đầu tiên, yêu
               cầu trẻ ngồi đúng tư thế, tập trung chú ý vào hơi thở, ý nghĩ và tưởng tượng

               đến một cái gì đó trẻ thích nhất. Chẳng hạn, một buổi dạo chơi quanh một

               vườn hoa, có nhiều hoa đẹp (hoa hồng, hoa cúc…đủ các màu sắc: đỏ, trắng,

               tím, vàng…) đua nhau nở và DL với bộ váy màu xanh đang nhảy múa như

               một nàng công chúa trong vườn hoa… Sau đó hỏi trẻ về cảm giác của mình

               khi tập trung “thư giãn”. Trẻ trả lời thấy “thoải mái, dễ chịu, không có cảm giác
               khó chịu, bực tức”. Yêu cầu mẹ giúp trẻ về nhà tự luyện tập.


                       – Liệu pháp giải mẫn cảm và ứng phó giải quyết vấn đề:

                       Trẻ thường có những cơn ác mộng gây lo lắng, sợ hãi, mà trong cơn ác

               mộng đó, trẻ thường mơ thấy ma. Qua bức tranh vẽ về chủ đề “Cái gì làm

               cháu sợ nhất?”, trẻ đã vẽ bức tranh có một con ma. Nhận thấy trẻ có triệu

               chứng sợ bóng tối và sợ ma, sợ đến mức khi xem phim “Hoàn Châu cách

               cách”, trẻ chỉ muốn giỏi võ như cô ấy, có tính cách như cô ấy để không sợ bất

               cứ một cái gì trên đời này và đánh chết con ma ấy. Do đó, chúng tôi đã giúp
               trẻ loại bỏ chứng ám sợ này bằng liệu pháp giải mẫn cảm.
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167