Page 166 - Tâm lý trị liệu
P. 166
trẻ: “Theo cháu như thế nào là một em bé ngoan”. Trẻ trả lời là “phải gọn
gàng, ngăn nắp, vâng lời mẹ, không được cãi mẹ và học giỏi”.
Hỏi: Cháu thấy mình đã ngoan chưa?
Trẻ: Chưa ạ
Hỏi: Vậy cháu có muốn trở thành một cô bé ngoan không?
Trẻ: Có ạ!
Hỏi: cháu có muốn cô cháu mình thoả thuận với nhau rằng nếu cháu
thực hiện tốt những điều mà mẹ mong muốn để trở thành cô bé ngoan cô sẽ
cho cháu thêm một điểm 10 nữa và cô cho cháu nhận một phần thưởng lớn
hơn phần thưởng trước mà cháu thích nhất?
Trẻ: Cháu muốn ạ!
Hỏi: Vậy cháu thích nhất phần thưởng như thế nào?
Trẻ: Cháu muốn được cô đưa đi công viên chơi (cười)…
Từ đó trẻ vui vẻ thực hiện tốt như đã thoả thuận với chúng tôi để được
nhận phần thưởng. Quả nhiên một tuần sau, mẹ trẻ và trẻ cho biết: trẻ không
còn cắn móng tay nữa. Bây giờ trẻ đang cố gắng thực hiện tốt những quy
định để đi chơi cùng cô. Như vậy, qua những câu trả lời ngây thơ và cách
chọn phần thưởng cho thấy trẻ muốn được mọi người quan tâm hơn về tinh
thần, nhất là sự quan tâm chăm sóc của mẹ.
2. Trị liệu gia đình:
Đứa trẻ đã là một thành viên của gia đình, nó sinh ra và lớn lên trong
mối quan hệ với cha mẹ anh chị em trong gia đình. Do đó, nhiều nhà trị liệu
tâm lý cho rằng những triệu chứng rối nhiễu tâm lý ở trẻ em là những biểu
hiện của những rối nhiễu của quan hệ nào đó hay rối nhiễu của toàn bộ gia
đình. Vì vậy, muốn chữa trị tận gốc các chứng rối nhiễu tâm lý của trẻ cần
phải chăm chữa toàn thể gia đình.