Page 163 - Tâm lý trị liệu
P. 163

Đầu tiên, yêu cầu trẻ ngồi vào tư thế thư giãn, giãn mềm cơ bắp, đưa

               cơ thể vào trạng thái thư giãn. Sau đó tưởng tượng ra những kích thích gây

               ra stress xung quanh sự kiện gây sợ theo một thứ tự (từ những tình huống,

               sự kiện gây sợ hãi ít nhất đến nhiều nhất). Ở mỗii tình huống tưởng tượng,
               khi cảm giác sợ xuất hiện, trẻ được yêu cầu tập trung vào hơi thở, nhủ thầm

               “thở chậm lại,. tập trung vào vùng tim, nhủ thầm {tim đập chậm lại”. Sau khi

               kết thúc một tình huống, chúng tôi thường hỏi trẻ, xem trẻ xử trí, đối phó thế

               nào. Chẳng hạn, trong tình huống tưởng tượng “trẻ đang đi vào một khu rừng

               rậm, trời tối đen. Trong rừng chỉ có cây và bóng đêm bao trùm. Bỗng trước
               mặt trẻ xuất hiện một con ma, đầu tròn, mắt, mũi, mồm đều tròn. Con ma từ

               từ tiến lại phía trẻ, nó định bắt trẻ và ăn thịt…”. người trị liệu hỏi: “Trong tình

               huống đó cháu sẽ đối phó như thế nào? Cháu có mong muốn ai đến cứu hay

               không?” Trẻ trả lời: “Lúc đó cháu chỉ muốn mình có sức mạnh để đánh chết

               con ma đó thôi”. Việc sử dụng liệu pháp này, lúc đầu chỉ là để thử xem có phù
               hợp không, không ngờ lại cho một kết quả thực. Trẻ đã giảm chứng sợ ma,

               không còn mơ thấy ma nữa. Sau đó bỗng nhiên trẻ nói ra với nhà trị liệu rằng:

               “Làm gì có ma thật, ma chỉ là cái bóng của mình mà thôi”.


                       – Liệu pháp hình vẽ – tranh:

                       Hình vẽ là phương thức thể hiện quen thuộc của trẻ. Nó phản ánh nhu

               cầu nhận thức, giao tiếp ngoài ngôn ngữ, là sự khúc xạ thực tại xung quanh

               trong ý thức của trẻ. Hình vẽ được xem như là cầu nối giữa các “ý nghĩ” hữu

               thức và các “xung đột nội tâm”. Nhiều nhà phân tâm còn cho rằng hình vẽ của
               trẻ phản ánh những thiếu hụt trong các quan hệ xã hội của trẻ.


                       Việc sử dụng hình vẽ vừa có ý nghĩa cho việc chẩn đoán và cả việc trị

               liệu rối nhiều ở trẻ. Qua hình vẽ của trẻ ta sẽ biết được những suy nghi, cảm

               xúc bị dồn nén và cách chúng thoát khỏi những day dứt. Như vậy, có thể nói
               hình vẽ là ngôn ngữ không lời làm cho cái vô hình trở nên “thấy được”, nói lên

               được điều không nói ra, làm cho cái vô thức được bộc lộ.


                       Đối với DL, việc sử dụng hình vẽ rất có hiệu quả, cho phép chúng tôi

               biết được những vấn đề có tính chất căn nguyên làm phát sinh rối nhiều mà
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168