Page 158 - Tâm lý trị liệu
P. 158

sống tâm lý của đứa trẻ không chỉ phụ thuộc vào người mẹ mà còn phụ thuộc

               vào nhân cách, cách cư xử của người cha đối với trẻ, cũng như đối với các

               thành viên khác trong gia đình.

                       Bên cạnh một người mẹ “lạm dụng”. DL còn có một người cha uy

               quyền đến mức độ độc đoán chuyên chế. Người cha nắm “quyền hành, công

               lý” trong gia đình, luôn cho ý kiến của mình là “đúng”. là “tuyệt đối”. Vì người

               cha là người có trình độ cao, một người hiểu biết, những quyết định mà ông

               ta đưa ra không chỉ con mà cả vợ cũng phải nghe và phải thực hiện. Mặc dù
               người cha sử dụng uy quyền một cách thái quá như vậy, nhưng thực ra ở một

               khía cạnh nào đó, đứa trẻ lại là nạn nhân của sự thiếu hụt uy quyền của

               người cha. Đó là sự vắng mặt giả của người cha. Người cha thường bận quá

               nhiều công việc, khi về nhà mệt nhoài nên hay cáu kỉnh, thúc bách con để

               khỏi bị quấy nhiễu. Ông thường xuyên vắng mặt ở nhà, lấy cớ mình vắng mặt
               vì làm thêm việc để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình, bảo đảm

               cho tương lai của con cái. Người cha bác bỏ tất cả những gì có thể “quấy

               nhiễu” đến những thói quen và gây trở ngại cho công việc của mình. Khi ở

               nhà, người cha sa đà vào những việc mình thích mà không hề quan tâm đến

               những người thân và vấn đề của họ. Chính vì vậy đã làm cho trẻ rất sợ cha.
               Từ đó đứa trẻ không thân thiện, gần gũi với cha và chỉ cần đến cha khi có nhu

               cầu về vật chất. Người cha của DL sẵn sàng đáp ứng cho con những nhu cầu

               về vật chất. Nhưng cũng như người mẹ, người cha có tính cầu toàn, đòi hỏi

               con phải phát triển theo sự mong muốn của mình. Người cha luôn muốn con

               mình cái gì cũng phải hơn so với những đứa trẻ khác. Ông có một niềm tin
               tuyệt đối vào sự phát triển “tự nhiên” của đứa con gái mình, nên đã bỏ mặc

               con với những triệu chứng bệnh của nó, mà chỉ quan tâm đến việc nó phải

               học giỏi.


                       Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa cha mẹ và con
               cái,giữa cha và mẹ, cách giáo dục con cái của họ… là những nguyên nhân

               làm phát sinh ở trẻ những rối nhiễu mà cũng là những yếu tố hiện tại đang

               duy trì trạng thái rối nhiễu. Ngoài ra, còn một số nhân tố không kém phần
   153   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163