Page 157 - Tâm lý trị liệu
P. 157
hiểu được, vì sao DL thản nhiên nói: “Con không muốn tài giỏi như bố, không
muốn xinh đẹp như mẹ”. Và những nhân vật trong phim mà trẻ quý mến,
muốn mình giống như nhân vật đó, chỉ một thời gian ngắn sau đó trẻ lại băn
khoăn và chuyển sang nhân vật khác.
Theo quan điểm của các nhà phân tâm học thì ở lứa tuổi này, trẻ đang
ở giai đoạn đồng nhất hoá (identication): Nó đã vượt qua giai đoạn mặc cảm
(oedipe) và chuyển sang giai đoạn đồng nhất hóa. Ở giai đoạn này, đứa trẻ
trai chối bỏ ý định coi mẹ là đối tượng tính dục, bố là đối tượng thù địch mà
quay lại đồng nhất với bố, điều này giúp cho nó khẳng định phần nam tính
trong tính cách của nó. Đứa trẻ gái cũng không coi bố là đối tượng tính dục,
mẹ là thù địch mà quay lại đồng nhất hóa với mẹ, để khẳng định phần nữ tính
trong tính cách của mình. Chúng tôi cũng thấy ở DL cũng có biểu hiện của sự
đồng nhất hoá với mẹ (tranh vẽ gia đình – trẻ vẽ mình giống như mẹ). Tuy
nhiên, ở trẻ có sự mâu thuẫn giữa mong muốn giống mẹ và không muốn
giống mẹ, bởi hình mẫu lý tưởng về người mẹ trong trẻ đã ít nhiều bị “sụp đổ”.
Ở đây ta còn thấy trẻ phải đối mặt với một người mẹ cầu toàn, chu đáo
quá mức, bảo vệ con quá mức. Người mẹ mong muốn con hoàn hảo về mọi
mặt, luôn yêu cầu con không được sai phạm, ừng xử như người lớn, không
được làm gì mà mẹ chưa chuẩn y. Người mẹ này đòi hỏi cao ở con, nhưng lại
không ý thức được tính chất bất thường trong tình yêu thương của mình. Lúc
nào người mẹ cũng đòi hỏi con phải có “trật tự tuyệt đối”, điều đó rất khó với
đứa trẻ. Sự đòi hỏi quá chặt chẽ, phải luôn đúng giờ, làm cho trẻ bị tước đi
những sự khám quá lý thú và bất ngờ. Luyện tập thói quen trật tự, vệ sinh
đúng giờ giấc, là việc cần làm nhưng phải từ từ, không áp đặt, nếu không sẽ
cho kết quả ngược mong đợi. Có lẽ, chính sự gò bó trong mong muốn của
người mẹ làm cho trẻ có cảm giác khó chịu, muốn thoát ra khỏi sự kiểm soát
của mẹ nên trẻ thường làm trái với yêu cầu, mong muốn của mẹ, thường “nổi
cáu” khi bị mẹ phê phán…
Nhân cách của người mẹ, cách cư xử với con của người mẹ ảnh
hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Nhưng sự phát triển của đời