Page 156 - Tâm lý trị liệu
P. 156
theo người mẹ khẳng định, nguyên nhân là do vợ chồng mâu thuẫn và
nguyên nhân của những bất hoà giữa vợ chồng là người vợ đi làm trong khi
người chồng không muốn. Khi đó đứa trẻ 5 tuổi thường xuyên phải chứng
kiến cảnh bố mẹ cãi nhau. Chính sự mất thăng bằng của gia đình như thế này
đã tác động vào đứa trẻ và tạo ra ở nó sự không ổn định về tinh thần.
Những đứa trẻ (nạn nhân của những mối bất hoà sâu sắc giữa bố và
mẹ) thường có những “ăng ten”, cho phép nó cảm nhận đôi khi rất sớm,
những xung đột tình cảm giữa bố mẹ, và điều này thường gây cho nó sự lo
hãi liên miên. Vì với trẻ, mỗi vết rạn nứt giữa bố mẹ đều báo hiệu sự tan vỡ,
mỗi kẽ nứt có nguy cơ trở thành vực thẳm, mối bất hoà theo nó tiên đoán và
nó tin rằng sẽ dẫn đến sự tiêu tan tổ ấm, mà tổ ấm lại là điều kiện tiên quyết
của sự an toàn đối với nó.
Người mẹ luôn ấm ức đối với chồng sau mỗi lần mâu thuẫn, vì người
mẹ cảm thấy như mình bị giam hãm trong bốn bức tường. muốn đi ra ngoài
muốn được giao tiếp rộng rãi nhưng vấp phải sự phản đối, sự “cấm đoán” của
người chồng. Rồi sự đổ vỡ hình mẫu lý tưởng về người chồng mà mình từng
khâm phục, mặc cảm “chọn nhầm chồng” đã làm cho người mẹ trút giận lên
đứa con. Người mẹ thường kể với con về thói xấu, những việc làm sai của
người chồng, mà không nhận thức được hậu quả sẽ đến với đứa con như thế
nào. Người mẹ luôn mong muốn một cách có ý thức rằng “DL sau này sẽ
không lấy phải một người như bố nó”. Lúc này hình ảnh lý tưởng về người
cha, người mẹ mà nó muốn bắt chước bị tan vỡ. Trước đó với nó, bố mẹ là
hoàn hảo. Mọi điều cha mẹ nói đều đúng, mọi việc cha mẹ làm đều tốt, nó tìm
thấy ở bố mẹ những điều kiện cần thiết cho sự đồng nhất hoá cuối cùng của
nó. Nhưng trước tình cảnh người cha cư xử với người mẹ như một người
giúp việc trong nhà, hạ thấp hình tượng người mẹ “xinh đẹp, khôn khéo”
trước mắt nó, người mẹ cũng hạ thấp hình tượng người cha “tài giỏi” mà nó
từng kính phục, trẻ không biết tin ai, không biết ai sai, ai đúng, ai xấu, ai tốt.
Sự đổ vỡ này có nguy cơ tiêu diệt ở nó cả niềm tin về khả năng có một hình
mẫu lý tưởng bằng một sự lên án quá sớm các thần tượng. Điều này giúp ta