Page 155 - Tâm lý trị liệu
P. 155

quyết liệt nhất và có thể nảy sinh mặc cảm “giết em”. Nhưng nhiều khi là sự

               ghen ty ở dạng ẩn tàng, đứa trẻ phản ứng một cách tượng trưng bằng những

               sự thoái lùi về mặt xúc cảm như mút tay, đái dầm tái diễn, khóc nhè, biếng

               ăn… Nó được nguỵ trang bằng những tình cảm thực vì thông thường người
               lớn hay nói trẻ “ghen với em là xâu”. Lúc này trẻ phải trải nghiệm trong sự

               giằng xé bởi những tình cảm mâu thuẫn với nhau, giữa tình yêu thương, thù

               ghét và tội lỗi, có thể làm nảy sinh một nỗi sợ hãi. Vì trước đó nó vui mừng

               được có em, nhưng khi nó nhận thấy “trung tâm chú ý” của gia đình đã di

               chuyển sang em bé và nó không còn “qui tụ được tất cả sự chăm sóc của mẹ”
               thì nảy sinh sự “thù ghét”. Những đòi hỏi thông thường của cha mẹ “con là

               chị, phải nhường em” chỉ càng làm cho trẻ co lại và cắm chốt một thái độ thù

               địch với đứa em. Thái độ này có thể “lan ra” phản ứng tiêu cực với tất cả

               những người xung quanh, nhất là khi bố mẹ lại “trút những lời phê phán

               không đúng lúc” lên đầu trẻ trong khi trẻ đã bị ngỡ ngàng vì tình cảm “hai
               chiều” mà nó không sao thích ứng được. Trường hợp của DL cũng không

               ngoại lệ. Trẻ cũng đã trải qua những lúc có tình cảm hai chiều, phải chịu đựng

               những lời răn dạy, phê phán của bố mẹ “ghen ty với em là xấu” nên nó đã

               ngụy trang bằng hành vi rối nhiễu, đó là cắn móng tay, cáu gắt. Đối với DL

               triệu chứng này đã tồn tại trước đó, sự xuất hiện đứa em càng thúc đẩy hành
               vi rối nhiễu tiếp tục tái diễn thường xuyên hơn. Tất cả những điều đó giải

               thích vì sao từ khi có em. DL thường trái tính, trái nết, hay cáu gắt, cãi mẹ,

               không chịu nghe lời mẹ. Khi mẹ bảo phải làm cái này thì DL lại làm cái nọ,

               phải gọn gàng, DL lại làm bề bộn.

                       Ở trường hợp này ta cũng thấy trẻ đã biểu lộ tình cảm “thù địch” đối với

               em bằng việc phóng chiếu vào một đứa trẻ khác gần gũi với nó đó là đứa trẻ

               trai con của gia đình người bạn đến ở cùng với gia đình trẻ trong suốt một

               năm.

                       Ngoài những sự kiện gây khủng hoảng cho trẻ trong quá khứ như trên,

               không thể không quan tâm đến mối quan hệ của bố và mẹ trong thời gian đó.

               Qua tìm hiểu chúng tôi được biết ba năm trước người mẹ bị đau dạ dày, mà
   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159   160