Page 154 - Tâm lý trị liệu
P. 154

học, trẻ mệt mỏi với lượng kiến thức phải tiếp thu mỗi ngày, sợ bạn bè đánh,

               sợ bạn chế giễu…), vấn đề cá nhân (sợ bóng tối, sợ ma…).

                       Chẩn đoán – phân tích


                       Trường hợp của bé gái DL là một ca phức tạp với sự xuất hiện và tồn

               tại của nhiều triệu chứng bệnh như cắn móng tay, cáu gắt, đau đầu, đau

               bụng, buồn nôn. Qua quan sát hỏi chuyện và làm một số trắc nghiệm, chúng
               tôi đã phát hiện ra được những yếu tố quá khứ đóng vai trò phát sinh rối

               nhiễu và những yếu tố hiện tại đang duy trì trạng thái rối nhiễu.


                       Những yếu tố quá khứ là một số sự kiện quan trọng xảy ra trong tuổi

               thơ của trẻ. Đó là lúc trẻ 5 tuổi bố mẹ cho trẻ ngủ riêng. Cùng thời gian này,
               người bác họ mà trẻ rất quí và thường gọi là bố, ở ngay cạnh nhà trẻ đã bị

               chết. Sự kiện này có thể đã gây cho trẻ một chấn thương tâm lý đáng kể. Có

               lẽ chính vì hai sự kiện đó nên trẻ đã xuất hiện một sự lo âu, sợ hãi bằng

               chứng là trẻ thường mơ thấy ma và sợ bóng tối. Có thể nói, đó là những nhân

               tố quá khứ làm phát sinh ở trẻ một số hành vi rối nhiễu.

                       Tiếp sau đó, khi trẻ 7 tuổi, mẹ sinh thêm em bé và sự có mặt của một

               gia đình lạ với một đứa trẻ lạ trong nhà trẻ. Điều này kích thích một sự “cạnh

               tranh” tình yêu thương sự chăm sóc của mẹ đối với trẻ. Trẻ có cảm giác mất

               an toàn, nảy sinh sự ghen ty đối với em bé và sự thù ghét đối với trẻ trai ở

               cùng nhà. Trong một thời gian dài 7 năm, trẻ là đứa con độc nhất, nó được bố
               mẹ chiều chuộng, là trọng tâm của sự chú ý, chăm sóc của gia đình, nên trẻ

               có xu hướng phụ thuộc, ích kỷ, thường không muốn chia sẻ và hợp tác với trẻ

               khác. Khi có em, trẻ bị đẩy vào một vị trí bị “thách thức”, trẻ cảm thấy ấm ức,

               “bất công”, cảm thấy như bị “tước mất” vị trí ưu ái trong gia đình, như bị đẩy

               sang một bên. Do đó, nó thể hiện sự ghen ty với em. Trong vô thức trẻ “không
               muốn đứa em đó tồn tại”, vì em là đối tượng cạnh tranh tình yêu thương, sự

               quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.


                       Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học gia đình, sự ra đời của đứa

               em có thể xuất hiện ở đứa con đầu một sự khủng hoảng về tâm lý. Trong thời
               kì khoảng 3 và 7 tuổi, những phản ứng thể hiện sự ghen tỵ đối với em xảy ra
   149   150   151   152   153   154   155   156   157   158   159