Page 153 - Tâm lý trị liệu
P. 153
+ Mức kiểm tra: 5 điểm.
Như vậy qua trắc nghiệm này cho ta thấy trẻ có xu hướng nhân cách
hướng ngoại nóng nảy.
Trắc nghiệm “Các câu chuyện bịa đặt” của Duss gồm 10 câu chuyện
đang còn dang dở. Đứa trẻ phải bằng trí tưởng tượng của mình để kết thúc
những câu chuyện đó. Trắc nghiệm này, nhằm tìm hiểu sự độc lập của trẻ đối
với cha mẹ, sự ghen ty của trẻ, nội dung sự lo âu của trẻ, cảm giác bị ức chế,
những nguyện vọng và sợ hãi của trẻ… Qua trắc nghiệm này, ở DL nổi bật
lên một số vấn đề như:
* Câu chuyện sợ hãi: “Có một đứa trẻ nói âm thầm một mình “Ôi? Tôi
sợ quá!”. Vậy nó sợ cái gì?
Trẻ trả lời: “Nó sợ bóng tối”.
* Câu chuyện đám ma: “Có một đám ma đang đi trên đường làng và
nhiều người hỏi “Ai chết đấy?” Người ta trả lời “Đấy là một người trong gia
đình kia”. Vậy ai đó?
Trẻ trả lời: “Là ông ngoại của gia đình ấy”.
* Câu chuyện tin mới: “Một đứa trẻ đi học về (hoặc đi chơi về) mẹ nó
bảo: “Con ngoan học, mẹ có một tin mới muốn nói với con”. Mẹ nó sẽ nói với
nó cái gì?”.
Trẻ trả lời: “ Mẹ nó nói với nó là mẹ nó sẽ đi làm”.
* Câu chuyện chiêm bao, mộng mị: một đứa trẻ sáng sớm thức dậy mệt
mỏi, nó nói: “Ồ, đêm qua tôi chiêm bao thấy điều rất xấu”. Vậy nó thấy cái
gì?”.
Trẻ trả lời: “Nó thấy ma”.
Từ một số thông tin thu được qua một số trắc nghiệm trên cho phép
phác hoạ sơ bộ những vấn đề cơ bản của trẻ, như vấn đề gia đình (sợ bố,
hẫng hụt tình cảm với mẹ, ghen tỵ với em…), vấn đề trường học (sợ môn