Page 152 - Tâm lý trị liệu
P. 152

như hoảng sợ, khó chịu, “cảm giác tê cóng và có cảm giác như có kiến bò ở

               các đầu ngón tay và chân”… với tổng số điểm là 42 – mức độ lo âu nặng.

               Điều đó cho phép ta có cơ sở để tìm hiểu về nguyên nhân của triệu chứng trẻ

               cắn móng tay.

                       – Bảng hỏi Vera (dành cho học sinh 8 – 17 tuổi):


                       Để tìm hiểu những vấn đề đang tồn tại như là nguyên nhân của rối
               nhiễu, chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi này. Trong 81 câu hỏi trẻ trả lời: chúng

               tôi nhận thấy đáng lưu ý là vấn đề trường học, vấn đề gia đình và vấn đề cá

               nhân. Trẻ đánh dấu mức độ “thường xuyên” ở những câu như:


                       + Tôi sợ bạn học chế giễu tôi.

                       + Tôi sợ thầy cô giáo to tiếng.


                       + Tôi sợ không biết thầy cô nhận xét về mình như thế nào.

                       + Tôi sợ không biết cái gì có thể đến với cha mẹ tôi.


                       + Tôi sợ bố.

                       + Tôi sợ mẹ.


                       + Tôi có nhiều nỗi buồn


                       ………

                       Tổng số điểm là: 49 điểm


                       – Trắc nghiệm EPI và trắc nghiệm “Các câu chuyện bịa đặt”: Để đánh

               giá nhân cách và tìm hiểu những vấn đề rối nhiễu của trẻ, ngoài những trắc
               nghiệm trên, chúng tôi đã sử dụng trắc nghiệm EPI của Eysenck và trắc

               nghiệm “Các câu chuyện bịa đặt” của Louisa Duss.


                       Trắc nghiệm EPI của Eysenck gồm 57 câu hỏi, để đánh giá loại khí

               chất, kiểu thần kinh của đứa trẻ. Trắc nghiệm này cho biết trẻ thuộc loại nhân
               cách nào. Đối với DL trắc nghiệm này cho kết quả như sau:


                       + Kiểu thần kinh: 16 điểm => không ổn định.

                       + Loại khí chất.: 14 điểm => hướng ngoại.
   147   148   149   150   151   152   153   154   155   156   157