Page 134 - Tâm lý trị liệu
P. 134
ít có ý nghĩa nhất đối với trẻ hoặc em trai (gái) đã gây cho trẻ cảm giác ghen
tỵ.
Các bác sĩ tâm lý thường phát hiện trong các bài tập vẽ cho về nhà
những nhân vật hoặc sự kiện liên tưởng, tưởng tượng gây tác động mạnh và
điều này dường như liên quan đến những thay đổi hoặc sợ “không phải là
mình” do tác động của những biến đổi tâm lý của chủ thể. Vì vậy việc “ra các
bài tập vẽ theo chủ đề hoặc yêu cầu trẻ “biểu thị nỗi sợ hãi qua hình vẽ” có
tác dụng như một yếu tố giải cảm ứng, loại bỏ những căng thẳng dồn nén. Vì
quá trình thực hiện những yêu cầu này, trẻ phải thực hiện một số hành động.
Trẻ phải tự mình nghĩ cách bố cục bức tranh, khắc phục nỗi sợ hãi, kiềm chế
căng thẳng nội tâm, huy động sức tưởng tượng… chính sự không lảng tránh
mà chấp nhận đế vượt qua sự sợ hãi, đã phá vỡ “tính bất khả xâm phạm” của
nó bằng sự biểu thị trên bức vẽ. Như vậy sự giải toả những xung đột hay nỗi
sợ hãi ám ảnh diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả
vai trò khích lệ cổ vũ (kích thích – củng cố) và ám thị gián tiếp của bác sỹ,
nhờ vậy sẽ cải thiện đáng kể trạng thái bệnh.
XI. LIỆU PHÁP TÂM KỊCH
Liệu pháp tâm kịch hay kịch tâm lý (Psychodrallla) xuất hiện vào những
năm 40 của thế kỷ XX do Moreno (1889 – 1974) đề xướng. Thực ra người ta
đã biết đến cơ chế tác động của bi kịch cổ đại từ thời Aristot. Cơ sở tác động
điều trị của liệu pháp này là giải toả các xung đột dồn nén, làm sảng khoái tinh
thần, tạo tâm trạng thư thái vì nó tháo gỡ những vướng mắc về xúc cảm, tình
cảm, tư tưởng, nhận thức và cả cơ thể (do thói quen tập nhiễm…). Nguồn
gốc của giải toả, theo Moreno là “tính tự phát” được hiểu là khả năng thân chủ
phản ứng phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh xuất hiện đột ngột.
Thường thường những người bị các chứng rối nhiễu tâm lý hay rối loạn tâm
thần có những thiếu hụt nào đó về kỹ năng giao tiếp, ít có khả năng ứng phó
kịp thời phù hợp với hoàn cảnh. Hơn nữa, họ còn bị rối loạn cân bằng giữa
thế giới thực và thế giới tưởng tượng.