Page 137 - Tâm lý trị liệu
P. 137
đã học xong bài hoặc làm xong những việc vặt trong nhà. Thầy giáo thường
động viên những học sinh chịu khó học bằng cách thửởng cho chúng điểm
tốt… Đây cũng chính là những hình thức đơn giản của liệu pháp củng cố. Tuy
nhiên, các nhà tâm lý trị liệu không dừng lại ở đó.
Thuật ngữ củng cố (Reinfocement) liên quan tới việc tăng cường một
hành vi để hành vi này sẽ xuất hiện lại trong tương lai. Nói rõ hơn, củng cố
xuất hiện bất kỳ khi nào những hậu quả của một hành vi làm tăng khả năng
xuất hiện lại của hành vi đó trong tương lai. Chẳng hạn một đứa trẻ đòi một
vật gì đó, người mẹ không cho, trẻ lăn ra khóc – hờn, lúc đó bà mẹ thoả mãn
trẻ. Việc bà mẹ thoả mãn là hậu quả đóng vai trò cái củng cố (Reinforcer), sẽ
duy trì hành vi hờn khóc của đứa trẻ. Lần sau trẻ biết muốn được thoả mãn
phải hờn khóc. Cái củng cố là bất kỳ cái gì (hành động hay đồ vật…) thân chủ
thong muốn, ưa thích. Tuy nhiên. cái củng cố (Reinforcer) khác với phần
thưởng (award). Phần thưởng nhận được sau khi hoàn thành một công việc
gì đó, nhưng không đòi hỏi thân chủ phải thực hiện lại hành vi đó.
Củng cố tích cực và tiêu cực:
Củng cố luôn luôn liên quan đến việc tăng tần suất xuất hiện của một
hành vi nào đó. Sự tăng tần suất xuất hiện của một hành vi nào đó có được
bằng 2 cách:
– Củng cố tích cực: Xảy ra khi một điều gì đó (thường là cái thân chủ
mong muốn) bổ sung vào làm tăng khả năng xuất hiện lại của hành vi.
– Củng cố tiêu cực: Xảy ra khi một cái gì đó (thường là cái thân chủ
mong muốn) được dỡ bỏ hoặc lảng tránh, nhờ đó làm tăng khả năng xuất
hiện lại của hành vi.
Tuy nhiên, củng cố tiêu cực hiếm khi được dùng như là một biện pháp
điều trị. Ngược lại, người ta hay dùng liệu pháp củng cố tích cực như là một
trong những liệu pháp chính làm giảm hành vi rối nhiễu.
Các bước tiến hành: