Page 133 - Tâm lý trị liệu
P. 133

là trẻ chỉ biểu thị bản thân) hoặc vẽ tách mình ra. Điều này tiết lộ những thiếu

               hụt trong quan hệ giao tiếp bao gồm cả việc không hội nhập vơi nhóm bạn bè.

                       Chẳng hạn trong các bức vẽ về đề tài “sân chơi” trẻ thường vẽ bản thân

               cùng với một vài bạn, nhưng bản thân lại đứng ở vị trí ngoài rìa nhóm đó. Còn

               trong các bức tranh vẽ đề tài “trường học của em” phần lớn trẻ bị rối nhiễu thể

               hiện mình đơn độc, ít khi có thầy cô giáo bên cạnh. Bạn cùng lớp chỉ xuất

               hiện trong 1/3 tổng số bức tranh. Tất cả những phân tích hình vẽ này khẳng

               định rằng trẻ bị rơi nhiễu tâm trí có những vấn đề về giao tiếp cần phải giải
               quyết.


                       Một số gợi ý khi giải mã các hình vẽ:

                       Các bác sỹ trị liệu tâm lý cho rằng, ở lứa tuổi nhỏ (mẫu giáo, nhi đồng)

               trong nhiều trường hợp, tranh vẽ cho phép làm sáng tỏ các kết quả lâm sàng.

               Một số các bác sỹ cho rằng những bức vẽ thể hiện sự vận động hỗn loạn,

               thiếu sự hài hoá thường biểu thị tính kích thích cao ở những trẻ suy nhược

               thần kinh.

                       Trẻ có tâm trạng lo âu, trầm cảm hay ám ảnh sợ hãi thường thể hiện sự

               nghèo nàn màu sắc trong bức vẽ hoặc thiên dùng màu xám, giảm kích thước

               hình người, biểu thị không đầy đủ hoặc không có hình người. Những trẻ bị

               chững rối loạn phân ly (hysteria) thường có xu hướng phối hợp các màu

               mạnh, dùng màu rực rỡ thể hiển hoa, công chúa hoặc vua.

                       Phân tích những bức tranh vẽ về đề tài gia đình cho thấy trẻ thường vẽ

               một số người ở bên cạnh mình, một số tách ram, một số người có kích thước

               lớn hơn hoặc bé hơn những người khác hoặc “quên” một ai đó. Thường thì

               những điều này tiết lộ những tình càm nào đó liên quan đến vị trí từng thành
               viên trong gia đình. Chẳng hạn, ai ở bên trẻ thường là những người gần gủi

               với trẻ về cảm xúc trong khi những ai trẻ lạnh nhạt thì hình vẽ đứng cách xa.

               Thường thường trẻ bị chứng hysteriac vẽ mình ở trung tâm bức tranh, giữa

               bô và mẹ, và chúng vẽ mình cao to hơn bố (lđiều này có thể biểu thị tính tự

               kỷ, tính kiêu kỳ – những kiểu cách đặc trưng của chứng bệnh này). Những
               trường hợp trẻ “quên” vẽ một người nào đó trong gia đình thường đó là ngừời
   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138