Page 129 - Tâm lý trị liệu
P. 129
Để trò chơi được sử dụng như một phương tiện chẩn đoán. điều trị và
dạy học, bác sĩ tâm lý cần thực hiện một số các nguyên tắc sau đây:
1– Lựa chọn các chủ đề trò chơi phù hợp với mục đích trị liệu của bác
sĩ và hứng thú của người bệnh.
2– Việc hướng dẫn trò chơi cần phải tổ chức sao cho nó có thể thúc
đẩy tính chủ động, độc lập và sáng tạo của trẻ, sắp xếp trò chơi phù hợp với
từng cá nhân, hướng vào việc học các kỹ năng giải quyết vấn đề, khôi phục
lại các mối quan hệ đã mất.
3– Những trò chơi tự phát và có hướng dẫn (của bác sĩ tâm lý) là hai
giai đoạn bổ sung cho nhau của cùng một quá trình chơi thống nhất.
4– Tỷ lệ tương quan giữa thành phần tự phát và có hướng dẫn phụ
thuộc không chỉ vào lứa tuổi mà cả những đặc điểm lâm sàng và tính cách
của trẻ.
5– Trò chơi phải cuốn hút được xúc cảm, phải có tính ngẫu hứng, do đó
đòi hỏi tính linh hoạt và khả năng làm phong phú trò chơi (bao gồm cả việc
cùng chơi hết mình) của bác sĩ điều trị tâm lý.
6– Bác sĩ tâm lý không bình luận trò chơi (giúp trẻ tự tin và nâng cao
khả năng tự quyết định).
7– Tác động hướng dẫn người bệnh thực hiệu chủ yếu thông qua tích
cách của các nhân vật do người bệnh và bác sĩ tái tạo đối với từng hoàn cảnh
chơi đã được mô hình hoá trên cơ sở ý đồ, mục tiêu trị liệu.
Cách tổ chức trò chơi nhằm mục đích trị liệu
Trò chơi được xem như là dạng hoạt động mong muốn mà không bắt
buộc. Thoạt đầu trẻ được tạo điều kiện để tự chơi hoặc chơi cùng bác sĩ.
Trong phòng chơi chuyên biệt trẻ có thể cùng chơi với bố hoặc mẹ (đặc biệt
với trẻ lứa tuổi nhỏ, nhút nhát). Sau một thời gian trẻ có thể chơi một mình
hoặc có mặt bác sĩ nhưng “đang bận việc riêng”. Trong một số trường hợp trẻ